image banner
Bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ
Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Với vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ. 

Kẽm giúp làm tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có cấu trúc của tế bào 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhu cầu mỗi ngày về lượng kẽm của trẻ em ở từng thời kỳ là không giống nhau. Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày. Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày. Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày. Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến bé còi xương và làm suy yếu hệ miễn dịch. Chính vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện như biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân, rụng tóc, móng tay xuất hiện các đốm trắng, móng dễ gãy, rêu lưỡi trắng hay bị viêm loét miệng... thì cha mẹ cần bổ sung kẽm cho bé.

Để biết chính xác trẻ có đang bị thiếu kẽm hay không gia đình nên  cho bé đi khám lâm sàng cũng như thực hiện xét nghiệm kẽm trong máu, nước tiểu, tóc… Việc bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng hay thuốc phải được thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ, vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bác sĩ Nguyệt thông tin.

Một giải pháp an toàn và mang tính lâu dài giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ là bắt đầu từ việc thay đổi bữa ăn hàng ngày. Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Các bà mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm bằng việc ăn nhiều những loại thức ăn giàu kẽm như tôm, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…

Đối với những bé ở độ tuổi ăn dặm, thì mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé thông qua các loại thực phẩm giàu kẽm như: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu... Các loại thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt... Các loại hạt như hạt bí, hạt dẻ, điều, hạnh nhân... Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh... Lúa mạch, ngũ cốc. Đặc biệt trong hàu chứa rất nhiều kẽm, cha mẹ nên chế biến đa dạng thực phẩm từ hàu với hình thức bắt mắt để thu hút sự thèm ăn của trẻ.

 

Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 146
  • Trong tuần: 4 971
  • Tất cả: 849879

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com