image banner
TĂNG CƯỜNG PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Bên cạnh phòng bệnh sốt xuất huyết, ngành Y tế đã tăng cường các giải pháp phòng bệnh tay chân miệng. Chú trọng phòng bệnh đối với những trẻ trong độ tuổi mầm non, tiểu học vì đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh cao.

Trong những năm qua, Ngành Y tế đã phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm. Phối hợp với các điểm trường đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: Vệ sinh phòng học, khử khuẩn đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ. Bà Đinh Thị Phượng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi, phường 1, TP Cà Mau, nói “Trước khi bước vào năm học mới nhà trường đã thực hiện tổng vệ sinh trường lớp, lau dọn đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Cho trẻ rửa tay sát khuẩn mỗi buổi sáng trước khi vào lớp. Bên cạnh đó, khi nhận trẻ các giáo viên thường xuyên kiểm tra xem trẻ có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng hay không, nếu có phát hiện có dấu hiện của bệnh sẽ phối hợp với phụ huynh và trạm y tế để đưa trẻ cach ly, điều trị kịp thời tránh lây lan cho trẻ khác.

     Trạm y tế đã hỗ trợ các điểm trường về tài liệu để tuyên truyền cho phụ huynh về công tác phòng, chống dịch bệnh. Cộng tác viên ở các địa phương đến từng hộ gia đình có trẻ nhỏ để hướng dẫn, cung cấp các kiến thức về việc phòng, chống bệnh tay chân miệng.

    Chị Huỳnh Nhựt Ngân, cộng tác viên y tế ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình cho biết “Hiện nay đa số trẻ trên địa bàn ấp là ở độ tuổi đến trường, chúng tôi liên hệ với nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh. Đối với những trẻ nhỏ chưa đến tuổi đến trường thì trong các buổi tiêm ngừa hàng tháng chúng tôi cũng lồng ghép đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Ngoài ra, chúng tôi đến từng hộ gia đình tuyên truyền, nhắc nhỡ các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng”.

          Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, đến nay toàn tỉnh ghi nhận hơn 300 ca mắc bệnh tay chân miệng, số ca mắc đang có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều ở các huyện Đầm Dơi, thành phố Cà Mau và huyện Thới Bình. Các địa phương đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống.    

    Bác sĩ Phạm Hồng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Cà Mau, cho biết “Đầu năm học mới thì chúng tôi tiến hành phun hóa chất khử khuẩn tất cả các điểm trường, hướng dẫn giáo viên các biện pháp phòng bệnh. Tiếp đó là tổ chức các đoàn kiểm tra để công tác phòng bệnh trong nhà trường đạt hiệu quả. Chỉ đạo cho các trạm y tế xã, phường tăng cường công tác giám sát, thu thập thông tin khi phát hiện một ca mắc bệnh trong cộng đồng phải tiến hành xử lý ổ dịch theo đúng quy trình”.

    Thời gian tới, ngành Y tế tiếp tục tăng cường công tác giám sát, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng trong cộng đồng và các điểm trường. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người tham gia thực hiện tốt công tác phòng bệnh.

Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 4 561
  • Tất cả: 848376

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com