image banner
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PrEP)

PrEP là thuốc uống điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP là một chiến lược mới, là “lá chắn” hiệu quả góp phần hạn chế sự lây lan của HIV qua đường tình dục đến hơn 90%. Được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao.

PrEP an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ có một số ít người (khoảng 10%) gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu…, nhưng các tác dụng phụ thường nhẹ và chấm dứt sau một đến hai tuần. PrEP không ảnh hưởng tới việc sử dụng hoóc môn nữ. Trong trường hợp khách hàng gặp các tác dụng phụ hoặc có câu hỏi thắc mắc liên quan đến sử dụng PrEP, hãy trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể hơn.

PrEP được chứng minh rất hiệu quả với ba nhóm đối tượng sau: Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới nữ (TGW); Phụ nữ bán dâm, người sử dụng ma túy; Các cặp dị nhiễm, tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml. 

PrEP phòng lây nhiễm HIV nhưng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, viêm gan B, C … Chính vì vậy, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích bên cạnh việc sử dụng PrEP để giảm nguy cơ hơn nữa.

Khi một người có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiêm chích không an toàn, cần đến cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP. Tại đây, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi để biết khách hàng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV không. Tất cả thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được bảo mật.

Nếu khách hàng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm HIV. Trường hợp khách hàng đã nhễm HIV thì không dùng PrEP mà cần điều trị HIV/AIDS. Xét nghiệm viêm gan B, nếu bị viêm gan B mãn tính thì ần gặp bác sĩ chuyên khoa v gan trước khi dùng PrEP. Xét nghiệm chức năng của thận, vì thận có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc PrEP. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (lậu, giang mai, chlamydia…). Qua thực hiện các xét nghiệm trên, nếu khách hàng có thể dùng PrEP, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn việc sử dụng PrEP.

Hiện nay, PrEP đã có mặt tại 26 tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng tại Cà Mau, người có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV có thể đến khám điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Cà Mau, số 16 Hoàng Diệu, khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau; hoặc Khoa Phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau (trụ sở 2), đường Danh Thị Tươi, khóm 8, phường 5, thành phố Cà Mau.

Trong năm 2021, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục mở rộng độ bao phủ PrEP trên địa bàn tỉnh, để các nhóm yếu thế và người có nhu cầu được tiếp cận phương pháp mới trong điều trị dự phòng lây nhiễm HIV (PrEP). Đồng thời, góp phần giảm nhẹ cho công tác chăm sóc và điều trị tuyến đầu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh nói riêng và tiến tới chấm dứt đại dịch AIDS của cả nước nói chung vào năm 2030.

Mai Thanh
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 768
  • Trong tuần: 5 233
  • Tất cả: 849687

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com