image banner
Quy trình sử dụng thuốc PrEP để phòng ngừa nguy cơ mắc HIV
Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP là một biện pháp y tế hiệu quả giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả. Việc sử dụng PrEP đúng cách không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc HIV mà còn mang lại sự yên tâm và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

Bác sĩ khám sức khỏe ban đầu để đưa ra phương pháp sử dụng PrEP

 

Trước khi bắt đầu sử dụng PrEP, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và đánh giá nguy cơ mắc HIV. Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử tình dục, các yếu tố nguy cơ, và thói quen tình dục của bạn. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao như người có quan hệ tình dục đồng giới nam, người có bạn tình nhiễm HIV, hoặc người có quan hệ tình dục không an toàn, bạn sẽ được khuyến nghị sử dụng PrEP. Bác sĩ Nguyễn Hồng Cầu, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Tổ phó Tổ thực hiện Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tại Cà Mau cho biết “Khi khách hàng đến để tư vấn sử dụng dịch vụ PrEP chúng tôi sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm ban, đảm bảo là khách hàng không nhiễm HIV và không có các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng PrEP. Các xét nghiệm này bao gồm: Xét nghiệm HIV; xét nghiệm chức năng gan và thận; xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục; xét nghiệm viêm gan B và C… Vì PrEP có thể ảnh hưởng đến người có viêm gan. Bắt đầu sử dụng PrEP sau khi các xét nghiệm cho kết quả bình thường, bác sĩ sẽ kê đơn PrEP cho khách hàng”. Thuốc PrEP thường được sử dụng dưới dạng viên uống hàng ngày, điều quan trọng là khách hàng phải tuân thủ lịch uống thuốc đều đặn, vì hiệu quả của PrEP phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể.

 

Theo dõi và tái khám định kỳ trong quá trình sử dụng PrEP

 Khách hàng cần tái khám định kỳ, thường là mỗi 3 tháng một lần. Trong các buổi tái khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra HIV đảm bảo rằng khách hàng vẫn âm tính với HIV. Kiểm tra chức năng gan và thận, đảm bảo rằng thuốc không gây tác động xấu đến các cơ quan này. Kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời nếu có. Cán bộ tư vấn sẽ cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tâm lý cho khách hàng khi cần thiết. Sử dụng PrEP là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhưng khách hàng vẫn nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác để tối đa hóa sự bảo vệ. Các biện pháp này bao gồm: Sử dụng bao cao su giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục; giảm số lượng bạn tình và tránh quan hệ tình dục không an toàn; kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giúp duy trì sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ mắc HIV.

Anh Đổ Đăng Khoa, nhóm hỗ trợ cộng đồng nói “Trong quá trình sử dụng PrEP chúng tôi luôn giám sát, để hỗ trợ khách hàng, từ đó đã làm cho khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ.  Hiện nay, vẫn còn một số đối tượng còn sợ kỳ thị nên việc tiếp cận còn khó khăn. Thời gian tới nhóm chúng tôi tăng cường việc tiếp cận, tư vấn để càng nhiều người có cơ hội tiếp cận với sử dụng PrEP”.

Duy trì sử dụng PrEP đúng cách

Việc sử dụng PrEP đúng cách là yếu tố then chốt trong phòng ngừa HIV. Khách hàng cần tuân thủ lịch uống thuốc hàng ngày, không bỏ lỡ liều và tham gia đầy đủ các đợt khám sức khỏe định kỳ. Nếu  có bất kỳ tác dụng phụ nào hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Khi bác sĩ đánh giá nguy cơ khách hàng nếu không còn thuộc nhóm có nguy cơ mắc HIV, khách hàng sẽ ngưng dùng thuốc và được tư vấn các biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ sức khỏe. Việc sử dụng PrEP là một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa HIV, nhưng cần phải tuân thủ quy trình điều trị là rất quan trọng. Từ việc tư vấn ban đầu, kiểm tra sức khỏe, bắt đầu sử dụng thuốc, tái khám định kỳ, kết hợp sử dụng các biện pháp phòng ngừa khác, đến việc duy trì và ngưng sử dụng thuốc đều được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Với sự cam kết và tuân thủ đúng đắn, PrEP có thể giúp bảo vệ sức khỏe và yên tâm hơn trong cuộc sống.

Tại Cà Mau có 02 cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP gồm:

1.    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

-         Địa chỉ: Số 8, đường Danh Thị Tươi, khóm 8, phường 5, TP Cà Mau

-         Số điện thoại tư vấn: 0941.179.379 hoặc 0949.606.151

2.    Trung tâm Y tế thành phố Cà Mau

-         Địa chỉ: Số 16, đường Hoàng Diệu, khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau.

-         Số điện thoại tư vấn: 0913.102.401

Minh Khang
Video truyền thông
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
  • NHẬN BIẾT SỚM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
  • THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 553
  • Trong tuần: 4 745
  • Tất cả: 965697

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com