image banner
ĐỂ THAI KỲ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Trong suốt hơn 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sống và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ truyền cho. Bởi vậy, mẹ có đủ chất dinh dưỡng thì con cũng mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ nói chung cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai 3 tháng cuối phải thêm 350Kcal (tức là 2550Kcal/ngày) tương đương với thêm 1 bát cơm đầy mỗi ngày.

Một số khoáng chất, vitamin không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ cần được bổ sung đầy đủ, đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Canxi cần cho sự hình thành bộ xương và tạo răng cho thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, cá, đậu, rau xanh, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomai, kem mang lại nguồn canxi rất tốt. Định mức canxi dành cho mẹ bầu cần bổ sung là 300mg/ngày đạt 1000mg/ ngày

Acid folic cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Acid folic có nhiều trong các loại rau có lá, bắp cải, măng tây, bông cải xanh và trắng, cam, chuối, thận, trứng. Phụ nữ có bầu cần lượng axit folic cao hơn người bình thường là 600 μg /ngày. Ngoài bổ sung qua đường ăn uống, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống acid folic. Bổ sung Acid folic cần thực hiện sớm khi phát hiện có thai và liên tục đến tuần thứ 12. Nếu không cung cấp đủ axit folic mẹ bầu dễ bị thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu, gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Vitamin A giúp cho sự phát triển của thai nhi và tăng sức đề kháng cho mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung đủ 800 μg/ngày vitamin A, và không nên bổ sung quá mức này dễ dẫn đến quái thai. Vitamin A có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng gà, bơ, sữa, thịt, rau quả có màu xanh, màu vàng, đỏ...

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi, photpho, cùng cấu tạo hình thành xương cho thai nhi. Việc không cung cấp đủ vitamin D khiến trẻ bị nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương sớm...Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin D bằng cách tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào buổi sáng hoặc ăn nhiều gan cá, trứng, bơ sữa, các loại cá béo giàu vitamin D.

Vitamin B1 có trong gạo không xay quá trắng, hạt đậu, thịt heo, các loại sản phẩm từ nấm mốc, men hợp vệ sinh, một số loại cá. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin B1 để phòng ngừa bệnh tê phù trong và sau quá trình mang thai.

Bên cạnh đó, bà mẹ mang thai nên chú ý đến việc bổ sung các vi chất thiết yếu. Trong đó, sắt không thể thiếu cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Bà mẹ mang thai cần bổ sung sắt bằng các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gan động vật chứa lượng sắt tương đối cao và dễ hấp thu. Bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ về định lượng cần thiết tùy vào tình trạng thiếu sắt của mình. I ốt cũng có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu. Một số thực phẩm giàu I ốt mẹ bầu nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày là cá biển, rong biển, muối ăn... để đáp ứng lượng I ốt 200μg/ngày. Nếu không bổ sung đủ I ốt sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thiếu I ốt có khả năng sảy thai cao, thai chết, sinh non hoặc trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, cân nặng sơ sinh thấp, dễ bị khuyết tật bẩm sinh…

Việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách không chỉ đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi mà còn giúp mẹ bầu không tăng quá nhiều cân. Hầu hết chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ phân phối cho mẹ và con, đảm bảo con phát triển mà mẹ không bị tăng cân. Các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa để hướng dẫn và chăm sóc dinh dưỡng thai kỳ phát triển toàn diện.

 

Sơn Mai
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 763
  • Trong tuần: 5 306
  • Tất cả: 1020838

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com