image banner
Chủ động phòng bệnh cúm A (H5N1)
Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm A(H5N1) tại 07 tỉnh, thành phố, làm trên 29 nghìn con gia cầm mắc bệnh, bị chết và bị tiêu hủy. Trong năm 2025, tại Campuchia đã ghi nhận 6 trường hợp mắc cúm A (H5N1), trong đó có 5 ca tử vong.

Để chủ động các biện pháp phòng bệnh cúm A (H5N1) và hạn chế lây từ động vật sang người, Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế phối hợp thực hiện các biến pháp quyết liệt và đồng bộ. Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tăng cường giám sát, xử lý triệt để, phân tích đánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phù hợp, kịp thời phòng, chống bệnh cúm A(H5N1). Phối hợp với các cơ sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị Thông tin và Truyền thông tăng cường truyền thông. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y và chính quyền địa phương trong việc giám sát, phát hiện dịch cúm trên gia cầm, đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống, kịp thời chia sẻ thông tin, xử lý triệt để ổ dịch và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cho người dân. Phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh trong việc lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đảm bảo đầy đủ hóa chất, vật tư, trang thiết bị đáp ứng theo từng diễn biến của dịch bệnh.

Đối với các cơ sở điều trị cần tổ chức phân luồng cách ly và áp dụng đúng phác đồ điều trị theo Quyết định của Bộ Y tế. Thực hiện cách ly, lấy mẫu, điều tra dịch tễ đối với các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút theo đúng định nghĩa ca bệnh. Đảm bảo sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đối với các Trung tâm Y tế khu vực cần thường xuyên phối hợp, theo dõi sát tình hình dịch bệnh, nhằm kịp thời phát hiện sớm, cách ly, áp dụng các biện pháp dự phòng, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ hoặc trường hợp mắc bệnh. Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1). Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng lây truyền cúm gia cầm từ động vật sang người, đặc biệt tại các địa bàn có động vật, gia cầm ốm, chết và tại các khu vực có nguy cơ cao. Đảm bảo sẵn sàng vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Phối hợp với các Trạm Y tế xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, chi tiết khi có ca bệnh truyền nhiễm đến khám tại đơn vị hoặc ca bệnh ngoài cộng đồng.

 

 

Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ YHSK 4.7.2025
  • CHỦ ĐỘNG PHÒNG HIV BẰNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
  • TẠP CHÍ Y HỌC SỨC KHỎE 6.6.2025
  • KHUYẾN CÁO CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH COVID-19
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 9.5.2025
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 563
  • Trong tuần: 8 035
  • Tất cả: 1234970

Mạng xã hội

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau 

Đơn vị chủ quản: Sở Y tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Trần Hiến Khóa - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Địa chỉ: Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường Tân Thành, Tỉnh Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com