image banner
CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH SỞI
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất thường gặp vào mùa đông xuân. Theo thống kê bệnh thường tăng cao trong các tháng 11-12 và tháng 1-3 hằng năm. với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh sởi dễ gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. 

Các bác sĩ cho biết, sởi có thể gây các biến chứng: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và có thể gặp viêm não sau sởi. Vi rút gây sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Vi rút lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện. Bệnh sởi rất dễ lây, có tới 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa tiêm ngừa.

Bệnh thường bắt đầu sốt nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau nổi lên những nốt nhỏ xíu mầu trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Bệnh nhân có thể bị sốt cao lên tới 39-40 độ C trước và trong quá trình nổi ban. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Sởi hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Người lớn ít mắc bệnh vì đã bị mắc từ bé, có miễn dịch bền vững. Vi rút Sởi có thể gây suy giảm miễn dịch tạm thời nên bệnh nhân dễ mắc bệnh nhiễm trùng khác.

Để phòng bệnh sởi hiệu quả, chúng ta cần tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

 

 

Minh Khang
Video truyền thông
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
  • NHẬN BIẾT SỚM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
  • THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
  • CỘNG ĐỒNG CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 418
  • Trong tuần: 7 365
  • Tất cả: 921823

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com