image banner
DINH DƯỠNG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ
Để thai kỳ phát triển toàn diện, chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai cần được thiết lập một cách khoa học. Bởi, chế độ dinh dưỡng mang tính quyết định tới cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi.

Bác sĩ Dương Kim Ngân, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau thông tin: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ được xem là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi… đều hoàn thiện.

Chính vì vậy, để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D... Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gâydị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Do đó, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.

Bên cạnh đó, đây cũng là gia đoạn thai phụ thường bị ốm nghén nên có cảm giác ăn uống không ngon miệng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Chị Dương Sơn Ngọc Diễm, khóm 4, phường 8, thành phố Cà Mau chia sẻ: Lần đầu mang thai, nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về chế độ dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn, cùng với ốm nghén không ăn uống được nhiều, tôi rất băn khoăn và lo lắng. Qua tư vấn của bác sĩ, tôi nhận ra dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, để ăn uống được ngon miệng hơn và cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, thai phụ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày nhằm tránh hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Các loại bánh, sữa, trái cây nên được chuẩn bị sẵn để ăn trong các bữa phụ nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, thai phụ cũng nên kết hợp thêm các bài tập thể dục nhịp nhàng như hít thở, yoga bà bầu... để giúp cho tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon hơn.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ cần chú ý đến việc ăn uống, tránh các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Một số loại thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc không tốt cho thai nhi, thai phụ cần chú ý kiêng khem cẩn thận như dứa, đu đủ xanh, thực phẩm sống, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao…; các chất kích thích như rượu, bia, café, thức uống có cồn…

Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì đây là giai đoạn tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Cho nên, thai phụ nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp và bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thực hiện khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tình trạng dinh dưỡng và được hướng dẫn, tư vấn cụ thể hơn.

Mai Thanh
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 448
  • Trong tuần: 4 896
  • Tất cả: 848054

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com