image banner
Dinh dưỡng cho trẻ
Nếu sinh đủ tháng mà cân nặng lúc đẻ chỉ dưới 2,5 kg thì khả năng cao là bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ. Trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ dù ở mức độ nào cũng đều bị tổn hại đến sự phát triển lâu dài về sau.

Các nhà chuyên môn phân chia ra thành 3 mức độ suy dinh dưỡng: Loại nhẹ: Trẻ có chiều dài bình thường và cân nặng giảm ít so với trẻ có cân nặng và tuổi thai tương ứng. Loại trung bình: Trẻ có chiều dài và cân nặng giảm, vòng đầu bình thường. Loại nặng: Trẻ có vòng đầu, chiều dài và cân nặng đều giảm.

Những trẻ có vòng đầu bình thường là loại suy dinh dưỡng nhẹ nhất. Khi phát triển trong thời kỳ bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn lắm. Nếu sống qua được giai đoạn sơ sinh và nuôi dưỡng đúng cách thì sau này trẻ sẽ phát triển tương đối bình thường về mặt tinh thần và vận động.

Nếu trẻ có vòng đầu nhỏ khi sinh, thì đó là biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào trong cơ quan, chủ yếu là tế bào não ngay trong bào thai. Nếu ở mức độ trung bình, trẻ có thể sống qua được giai đoạn sơ sinh, nhưng khi sinh những trẻ này thường bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, giảm đường huyết. Những trẻ này sẽ không phát triển bình thường, có khi chậm phát triển về tinh thần, chậm lớn và thậm chí còn có di chứng thần kinh. Nếu ở mức độ nặng, trẻ có thể bị chết trong giai đoạn sơ sinh do bị ngạt, viêm phổi, hít phải nước ối và bị nhiễm trùng nặng.

          Em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ sẽ gặp phải cản trở lớn trong quá trình phát triển, nguy cơ não sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh và chậm phát triển của trẻ cũng cao hơn bình thường rất nhiều.

Có nhiều nguyên nhân khiến thai suy dinh dưỡng, trong đó dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng nhiều đến bào thai. Dinh dưỡng trong cơ thể của mẹ theo máu, qua nhau thai để đến nuôi dưỡng thai nhi. Thai suy dinh dưỡng là hiện tượng cơ thể mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khi mang thai. Đây là nguyên nhân lớn khiến cho em bé bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ. Do đó, chế độ dinh dưỡng khi mang thao không phải chỉ cần số lượng, mà còn phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Thai phụ cần bổ sung đầy đủ các chất bột, chất đạm, đó là thịt, trứng, đậu, tôm, cá. Những chất này sẽ xây dựng các tổ chức cơ quan cho trẻ như hệ thống não thần kinh trung ương, tim, gan, phổi, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu...

Tuổi của người mẹ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cơ thể của người phụ nữ từ 30 tuổi trở đi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, mẹ không cung cấp cho thai nhi đầy đủ dinh dưỡng như khi còn trẻ. Giai đoạn sinh con tốt nhất của người phụ nữ là từ 25 tuổi đến 30 tuổi. Ngoài ra, tuổi của người mẹ không những ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ, mà còn là nguy cơ cao khiến thai nhi dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, sau 35 tuổi sinh đẻ sẽ không an toàn, cần được khám thai và kiểm tra đầy đủ, kỹ lưỡng hơn bình thường.

Bên cạnh đó, sức khỏe của mẹ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến thai nhi.

Trong thời gian có thai, nếu người mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc gầy yếu hơn bình thường. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị ốm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, điều kiện lao động của mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bào thai. Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này. Vì thế, nếu làm việc vất vả trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể đủ năng lượng để giúp thai nhi lớn lên, kèm theo nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm về sau.

 

Dương Tú
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 36
  • Trong tuần: 5 102
  • Tất cả: 850593

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com