image banner
Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ đang cho con bú
Mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết. Nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, người mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh. 

Việc huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh cũng mất một lượng lớn năng lượng và dinh dưỡng của bà mẹ… Do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của người mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén.

Bác sĩ Lý Ngọc Ảnh, Trung tâm Y tế Cái Nước cho biết: Nếu so sánh ở cùng một nhóm tuổi và cùng một mức độ hoạt động thể lực thì nhu cầu năng lượng của người mẹ đang nuôi con bú sẽ cao hơn khoảng 500 Kcal so với phụ nữ lúc bình thường (tức là khi chưa mang thai và khi không phải đang nuôi con bú), năng lượng này tương đương với khoảng 3 chén cơm, cùng với thức ăn hợp lý chia vào các bữa ăn trong ngày.

Nhu cầu năng lượng của người mẹ trong thời kỳ nuôi con bú còn phụ thuộc vào tình trạng hoạt động thể lực và mức tăng cân trong thời kỳ mang thai, cụ thể: Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng tốt đạt mức tăng cân từ 10 - 12kg, cần ăn nhiều hơn và để đảm bảo nhu cầu năng lượng đạt mức 2.260 Kcal/ngày đối với người lao động nhẹ và 2.550Kcal/ngày đối với người lao động trung bình. Người mẹ trước và trong thai kỳ có chế độ dinh dưỡng chưa tốt, có mức tăng cân ít hơn 10kg, cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau, để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng khi đang nuôi con bú.

Bên cạnh, các bà mẹ nên chú ý đến nhu cầu về đạm trong thời gian cho con bú. Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam: Trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, nâng tổng số lên 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, nên tổng lượng chất đạm cần cung cấp trong 1 ngày là 73g. Lượng protein động vật nên đạt ≥ 30% protein tổng số. Nên lựa chọn các thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ… Số lượng đạm trong thực phẩm có thể ước tính như sau: Cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein), 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm. Nên sử dụng 6,5 đơn vị sữa/ngày (uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai). Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, bác sĩ Ảnh cho biết thêm.

Ngoài ra, việc cung cấp chất béo vào bữa ăn hàng ngày của các bà mẹ cho con bú cũng cần được quan tâm. Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần. Khuyến khích sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗi dài nhiều nối đôi như n3, n6, EPA, DHA (có nhiều trongmột số loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ). Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9 Kcal.

Đặc biệt việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người mẹ nuôi con bú là rất cần thiết. Trong bữa ăn hằng ngày cần bổ sung đủ rau xanh, trái cây và chất xơ để tránh tình trạng táo bón. Nhu cầu về nước cũng không thể thiếu.  Để sản xuất đủ sữa, bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 - 15 cốc nước), bác sĩ Ảnh cho biết.

Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng tốt của bà mẹ chính là để bảo đảm bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Như vậy, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và có chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần tâm lý thoải mái là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con.

 

 

Huyền Trân
Video truyền thông
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 555
  • Trong tuần: 4 805
  • Tất cả: 845463

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com