image banner
Vai trò của Acid folic đối với phụ nữ có thai và thai nhi
Acid folic có tên hóa học là pretoinglutamic, là một chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, được xếp vào nhóm vitamin B - nhóm vitamin tan trong nước và được gọi là vitamin B9.

Acid folic là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu. Acid folic cùng với vitamin B12 tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào máu (hồng cầu). Đặc biệt acid folic có vai trò trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Vì vậy, khi có thai bà mẹ thiếu acid folic sẽ ảnh hưởng nhiều đến cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh thai nhi như gây những khuyết tật tại ống thần kinh.

Khi mang thai bị thiếu acid folic sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều quá trình chuyển hóa gây nên hạn chế sinh trưởng, phát triển của cơ thể trẻ. Bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở trẻ em là do thiếu acid folic và vitamin B12, bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi với triệu trứng giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và thiếu máu. Ở người trưởng thành bị thiếu acid folic sẽ có thể dẫn đến bị bệnh thiếu máu hồng cầu to, bị viêm miệng, viêm lưỡi hay tiêu chảy.

Để giúp cơ thể có đủ các chất dinh dưỡng, kể cả acid folic thì cần thực hiện ăn uống hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm và luôn thay đổi các loại thức ăn. Khi có thai, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bà mẹ cần được bổ sung thêm viên sắt, acid folic và vitamin C.

Phụ nữ có thai cần uống mỗi ngày một viên sắt từ khi có thai đến sau khi sinh một tháng. Để phòng chống thiếu acid folic các bà mẹ khi chuẩn bị có thai cần uống acid folic sớm trước khi mang thai. Hiện nay, để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khuyến khích phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-35 tuổi cần uống thêm viên sắt và acid folic mỗi tuần 1 viên uống trong 4 tuần liền trong 1 năm.

Nhu cầu acid folic với người trưởng thành là 400-500mg/người/ngày và khi có thai, nuôi con bú thì nhu cầu cần cao hơn như: Với phụ nữ có thai và cho con bú thì cần cao gấp rưỡi là 600mcg/người/ngày. Để đảm bảo đủ lượng acid folic khi có thai ngoài ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì phụ nữ có thai cần được bổ sung thêm acid folic bằng đường uống là 400mcg/ngày.

Là một vitamin tan trong nước, acid folic được đào thải ra ngoài theo nước tiểu và mồ hôi nếu được đưa vào cơ thể với lượng cao. Liều an toàn của acid folic rất rộng. Theo báo cáo của nhóm chuyên gia quốc tế về các vitamin và khoáng chất năm 2002 thì giới hạn trên cho phép của acid folic là 1000mcg/ngày cho người trưởng thành.

Ngoài ra, acid folic có trong nhiều loại thực phẩm nhưng ở hàm lượng thấp như các loại rau lá màu xanh đậm, trong các loại đậu đỗ, mầm lúa mì, cám lúa mì, men bia rượu, trong hoa quả như cam, chanh. Thức ăn nguồn gốc động vật thì acid folic có nhiều trong gan (gan lợn, gà, bò…) và thịt gia cầm, sữa… Acid folic không bền vững với ánh sáng và nhiệt độ nên dễ bị mất trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn.

Dị tật bẩm sinh tại não và tật nứt cột sống là dị tật ống thần kinh. Những dị tật này được hình thành trong 2 tuần đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ phát hiện mình đang mang bầu. Vì vậy, bổ sung Acid Folic sớm trước khi có kế hoạch mang thai là một việc làm rất quan trọng. Vào thời điểm người phụ nữ nhận ra mình có thai có lẽ đã quá muộn để ngăn chặn những dị tật này. Vì vậy, dù có kế hoạch hay không có kế hoạch mang thai thì phụ nữ trong độ tuổi sinh nở vẫn nên cung cấp đủ lượng acid folic hàng ngày.

 

Nguyễn Ngân
Video truyền thông
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 743
  • Trong tuần: 5 587
  • Tất cả: 830889

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com