image banner
Cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý thường gặp do sự bất thường nhịp đập của tim. Tất cả các vấn đề về rối loạn nhịp tim đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tin, đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim nặng, tim sẽ ngừng đập sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một số nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim là do yếu tố tâm lý làm tăng nhịp tim như: Căng thẳng, xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi sẽ làm cho cơ thể gia tăng giải phóng hormon adrenallin khiến tim đập nhanh. Rối loạn nhịp tim còn do nhiều bệnh lý về tim mạch bao gồm những người mắc bệnh mạch vành sẽ làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cho tim, khuyến các mô cơ tim và hệ thống dẫn truyền điện không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để hoạt động đúng. Đối với người mắc bệnh cơ tim, cơ tim giãn, cơ tim phì đại sẽ làm cho tim biến dạng nên không thể đáp ứng theo sự chỉ huy của hệ thống dẫn truyền điện tim. Người mắc bệnh van tim, van tim hở hay bị hẹp lâu ngày không được điều trị tốt có thể dẫn tới tình trạng giãn hoặc phì đại cơ tim gây các các rối loạn nhịp tim. Bệnh cao huyết áp làm cho tim tăng co bóp để chiến thắng với sức cản lòng mạch, tình trạng này kéo dài có thể khuyến cho cấu trúc tim bị thay đổi. Ngoài ra, rối loạn nhịp tim còn do thuốc và các chất kích thích. Những người có tiền sử điều trị thuốc hen suyễn, thuốc trị cảm cúm, người có sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà và nước ngọt có ga sẽ gây ra rối loạn nhịp tim. Ông Nguyễn Văn Đen, 56 tuổi ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời cho biết “Thời gian gần đây sao tôi thấy mình bị tức ngực, nhịp tim nhanh kể cả khi mình nghỉ ngơi. Đến bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết mình bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ khuyên nên thường xuyên theo dõi và điều trị kịp thời, bỏ thuốc lá”. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Tử Nam, Trưởng khoa ngoại, Bệnh viện Tim Tâm Đức Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “Một số rối loạn nhịp tim thường gặp là: Thứ nhất là rối loạn nhịp tim nhanh khi tim đập trên 100 lần/phút khi nghỉ ngơi. Thứ hai là rối loạn nhịp tim chậm, khi tim đập dưới 60 lần/phút. Ngoài ra, còn có tình trạng tim đập bất thường, có khoảng thời gian tim đập sớm và ngừng đập trong thời gian ngắn. Rối loạn nhịp tim khiến cho hoạt động bơm máu của tin trở nên kém hiệu quả dẫn đến các triệu chứng như: hồi hộp, đánh trống ngực, đây là biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim. Người mắc bệnh rối loạn nhịp tim cần được thăm khám và điều trị kịp thời nếu không về lâu dài bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: Suy tim; đột quỵ… rất nguy hiểm đến tính mạng”. Người mắc bệnh rối loạn nhịp tim, sẽ có cảm giác tim bị ngừng lại trong vài giây và sau đó là một nhịp đập mạnh. Cảm giác mệt mỏi, khó thở, đau ngực…ngoài ra có có các biểu hiện như choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nhẹ dai dẳng và nhất.

          Một số trường hợp rối loạn nhịp tim có thể là hô hại, tuy nhiên đa phần các tình trạng rối nhịp tim là biểu hiện của tình trạng bệnh lý đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nếu cảm thấy sự bất thường của trái tim như tim đập nhanh hoặc chậm kèm theo cảm giác đánh trống ngực, khó thở, chóng mặt… tốt nhất là phải đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện sớm những vấn đề về tim mạch. Thực hiện thay đổi lối sống , ăn các loại thực phẩm tốt cho tim như ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol, tăng cường hoạt động thể chất, hạn chế sử dụng các chất kích và giảm căng thẳng trong cuộc sống, để giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh.

 

Gia Bảo
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 287
  • Trong tuần: 4 763
  • Tất cả: 848578

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com