image banner
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
“Không phải tất cả các vấn đề về tim đều có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Một số triệu chứng đau tim, thậm chí không xảy ra trong lồng ngực và không phải lúc nào cũng dễ dàng có thể nhận biết. Do đó, mỗi người cần chủ động khám sức khỏe định kỳ, nếu nằm trong nhóm những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, thì phải chú ý đến tất cả các dấu hiệu không bình thường xảy ra với trái tim của mình, bác sĩ Dương Thị Tú, Phó trưởng Phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ, TTYT Cái Nước thông tin”.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, nhưng không để ý hoặc các triệu dấu hiệu chỉ xuất hiện thoáng qua nên đã bỏ qua các triệu chứng ban đầu đó. Khi bệnh đã trở nặng mới đi khám, theo dõi sức khỏe tim mạch. Điều này làm quá trình điều trị trở nên khó khăn, không đạt hiệu quả nhưng chi phí điều trị lại tốn kém. Nếu phát hiện và can thiệp sớm, người bệnh không chỉ giảm được chi phí y tế mà hiệu quả điều trị lại cao.

Chính vì vậy, người có nguy cơ mắc bệnh tim như người cao tuổi, thừa cân, béo phì hoặc bị bệnh tăng huyết áp nên khám tim mạch định kỳ. Cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức khỏe, đặc biệt nếu cùng lúc xuất hiện ít nhất 2 trong các triệu chứng sau, cần đến cơ sở y tế để khám và theo dõi ngay.

          Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống có cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không hoặc phải gắng sức. Tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở xảy ra vào ban đêm, lúc đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Thông thường, những người được chẩn đoán mắc bệnh tim, họ thường có cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại. Khi bị đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và phải đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Đau thắt ngực hoặc đau ngực nói chung thường là do các tế bào cơ tim không nhận đủ oxy do lưu lượng máu tới tim giảm.

Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nếu thấy khi ngủ dậy mặt bị căng phù, mí mắt nặng, hoặc điển hình là phù bàn chân vào thời điểm nhất định trong ngày, cảm thấy đi dép chật... đó là những triệu chứng của suy tim. Bên cạnh đó, thường xuyên mệt mỏi hoặc kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về tim mạch, vì đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.

Ho dai dẳng, khò khè do tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể, khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè. Tình trạng ho nhiều hơn khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. Một trong những dấu hiệu chính của bệnh suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Do sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần đi khám ngay.

Đi tiểu ban đêm thường xuyên là một dấu hiệu quan trọng của bệnh suy tim, do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu. Ngoài ra, nguyên nhân khiến tim đập nhanh là tim đập nhiều hơn để bù cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực với tốc độ nhanh. Lo lắng là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo tình trạng suy tim, nhưng lại là dấu hiệu rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi, nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Chóng mặt, ngất xỉu là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn, bác sĩ Tú khuyến cáo thêm.

Huyền Trân
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
  • PHONG CHONG TAC HAI THUOC LA
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 292
  • Trong tuần: 4 146
  • Tất cả: 824346

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com