image banner
CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỦA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ
Thông thường căn bệnh đột quỵ sẽ có những dấu hiệu dự báo trước khoảng 1 tuần, trước khi xảy ra. Các dấu hiệu đó, có thể sẽ giúp cho chính người bệnh hoặc cho người thân có các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả, tránh được nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.    

Dấu hiệu trước hết là tê yếu cơ mặt, tay hoặc chân, lú lẫn, khó nói và thậm chí là suy giảm thị lực. Theo một nghiên cứu mới đây của Tổ chức y tế thế giới (WHO), việc thiếu máu cục bộ thoáng qua là một biểu hiện cảnh báo của người bệnh, có khả năng sẽ xảy ra đột quỵ ngay trong một vài tuần tiếp sau đó. Vì vậy, người bệnh cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức, mặt dù triệu chứng này thường chỉ kéo dài không quá 5 phút.

 

Bác sĩ Trấn Hoán Toàn, Trưởng khoa tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho hay: “Các triệu chứng của thiếu máu cục bộ thoáng qua bao gồm: Tê yếu cơ mặt hoặc tê bì tay chân, chóng mặt, khó nói… thậm chí là người bệnh sẽ bị mất thăng bằng đột ngột khi đang đi bộ. Đây không chỉ là dấu hiệu của hiện tượng thiếu máu cục bộ thoáng qua, mà nó còn chính là dấu hiệu của tình trạng khả năng đột quỵ, sẽ xảy ra trước một tuần ”.

 

Ngoài ra, người bệnh cảm thấy luôn có các cơn đau đầu đột ngột. Các chuyên gia về tim mạch cho biết, các dấu hiệu của đột quỵ thường xuất hiện đột ngột. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bệnh không có đủ thời gian để phòng ngừa kịp thời. Bởi trước đó người bệnh sẽ trải qua các dấu hiệu như đau nhứt đầu, hoặc là ngứa ran các mạch máu ở lòng bàn tay. Đồng thời còn đau thắt tức ngực. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất trước khi xảy ra đột quỵ ít nhất là một tuần. Theo các số liệu thống kê cho thấy, hiện tượng này thường chiếm tới 70% các trường hợp bị đột quỵ. Người bệnh cảm thấy như có vật gì nặng đè lên ngực trái, cảm giác như nóng rát, khó chịu và nó xuất hiện ở mọi thời điểm khác nhau.

 

Ông H.M.T, 63 tuổi ở ấp Đá Bạc B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, hơn hai năm trước ông đã từng bị đột quỵ, nhưng may mắn là ông đã được cứu chữa kịp thời. Dù hiện nay tính mạng được giữ, nhưng ông vẫn phải sống chung với các biến chứng sau ca bệnh, như liệt nửa người, việc nói năng và đi lại cũng khá khó khăn. Người nhà của ông cho biết: “Ban đầu ông nhận thấy tay chân bị phù nề, luôn cảm thấy thiếu ngủ. Mặc dù ông luôn ngủ rất nhiều. Nhưng cứ nghĩ đó là do người lớn tuổi, nên các triệu chứng như vậy là thông thường, cho đến khi ông bị đột quỵ”.

 

Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch cho biết, trước khi đột quỵ người bệnh luôn cẩm thấy mệt mỏi, nên khó rất khó tránh khỏi cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ, lúc này tim cũng đang gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc đưa máu lưu thông lên não và các tế khác của cơ thể. Không những vậy, mà ở những mạch máu (tĩnh mạch) mắt cá chân, bàn chân do thiếu máu nên sẽ bị sưng lên dẫn đến phìn giản tĩnh mạch, khiến cho chân tay phù nề. Lúc này khả năng rất lớn là sắp có dấu hiệu bất ổn, làm cho người bệnh bị đột quỵ. Vì thế người bệnh cần phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức. Song song theo đó, người bệnh cũng sẽ dễ bị đau ốm, cảm lạnh. Mặc dù đó cũng có thể là các dấu hiệu của những căn bệnh khác. Nhưng tốt nhất là vẫn phải cảnh giác.   

 

Hiện nay căn bệnh đột quỵ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng trong cộng đồng và cũng đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đây chính là mối nguy hiểm tiềm ẩn không những cho sức khỏe, mà còn là gánh nặng rất lớn cho lực lượng lao động và kinh tế gia đình. Do vậy, việc có thói quen sống lành mạnh, tích cực vận động thể lực, thường xuyên tầm soát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh tật, để điều trị từ sớm là cực kỳ cần thiết.

 

 

 

 

 

 

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 236
  • Trong tuần: 5 288
  • Tất cả: 851267

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com