image banner
Nhóm đối tượng dễ mắc tim mạch
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hóa.
 

          Theo các chuyên gia, chúng ta vẫn nghĩ bệnh lý tim mạch thường được cho là bệnh chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn. Bệnh tim mạch có thể xẩy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lớn tuổi nào.

          Bác sĩ Ngô Minh Phước, Trưởng Khoa Phòng, chống Bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Những người trẻ thường chủ quan thường cho rằng họ không thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh nên thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Bệnh tim mạch có thể là bệnh bẩm sinh hoặc gây ra bởi thói quen sinh hoạt hằng ngày. Ngoại trừ những người bị tim bẩm sinh thì những đối tượng sau rất dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, như: Người sử dụng thuốc lá, người có chế độ ăn không khoa học, béo phì, thói quen lười vận động…

Người nghiện thuốc lá sẽ là đối tượng nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Các chất có trong khói thuốc lá chính là nguyên nhân gây cản trở việc cung cấp oxy đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Khói thuốc lá làm thay đổi thành phần hóa học của máu, gây ra các mảng bám trong các động mạch, dẫn đến co thắt mạch máu và xơ vữa động mạch. Điều này có thể tạo ra cục máu đông và cuối cùng gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong.

          Những người có chế độ ăn thiếu khoa học: ăn nhiều muối, chất béo và cholesterol cũng là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Theo nghiên cứu, việc sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa khiến mỡ xấu trong cơ thể tăng mạnh, hình thành các mảng xơ vữa ở thành động mạch và gây hẹp tắc lòng mạch. Hay việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, gà rán,... là những thực phẩm chứa nhiều muối và chất béo xấu, có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tim mạch. Việc sử dụng quá nhiều đường trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Theo một nghiên cứu, người tiêu thụ nhiều đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với người ăn ít đường.

          Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, những người bị béo phì thường có nguy cơ cao bị suy tim, đột quỵ hoặc mắc một số bệnh về tim mạch khác. Do người béo phì có sự phát triển rung nhĩ cao, gây ra tình trạng loạn nhịp tim và dần hình thành nên các cục máu đông. Mặt khác, khi cơ thể trong tình trạng béo phì, nhịp tim sẽ phải hoạt động nhiều và căng thẳng hơn. Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn tới suy tim, đột quỵ

         Người ít vận động, ít hoạt động thể dục thể thao cũng làm tăng nguy cơ mắc tim mạch. Xu hướng của tim là khi được luyện tập thường xuyên sẽ đập chậm hơn khi vận động mạnh. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm được quá trình tích tụ mỡ của cơ thể, vốn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Vận động thường xuyên cũng giúp động mạch vành giãn nở dễ dàng, giúp tim hoạt động hiệu quả. Hoạt động thể lực làm cho động mạch mềm mại, tăng đàn hồi, dẻo dai hơn; các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn; đẩy máu nhiều hơn đến não, phổi, thận, gan và các cơ bắp…

         Ngoài ra, những người bị căng thẳng kéo dài có thể làm làm trầm trọng hơn các nguy cơ khác của bệnh tim mạch. Những người có cholesterol cao dễ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, có thể tạo ra cục máu đông và gây ra các cơn đau tim. Bên cạnh đó, những người cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao. Người bị bệnh lý đái tháo đường sẽ có nguy cơ biến chứng rất cao ở toàn bộ các chức năng trong cơ thể, và bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường Tuổi tác càng cao, nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch càng cao. Người có người thân trong gia đình mắc bệnh tim thì những người khác cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường, bác sĩ Phước thông tin thêm.

          Ai cũng có thể mắc bệnh tim mạch, số lượng người mắc và tử vong tăng, cùng với đó là gánh nặng bệnh tật cũng như chi phí gia tăng… nếu chúng ta không chủ động phòng ngừa. Hãy thực hiện thay đổi lối sống một cách tích cực để phòng bệnh tim mạch.

anh tin bai
Lê Kim
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 18
  • Hôm nay: 434
  • Trong tuần: 5 208
  • Tất cả: 1021995

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com