Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.
Bệnh uốn ván có thể xuất hiện khắp nơi trên thế giới, nhưng thường là nững vùng đông dân cư, khí hậu nóng, đất giàu chất hữu cơ. Ở Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm.
Mầm bệnh uốn ván chủ yếu được tìm thấy trong đất cát, phân trâu bò, phân gia cầm, đường ruột của động vật và người,mầm bệnh xâm nhập vào vết thương bị nhiểm khuẩn. Độc tố vi khuẩn phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Uốn ván có thể xuất hiện sau phẩu thật, nạo phá thai, vết thương xuyên cắt, vết thương dập, viêm tai giữa, nhiễm trùng răng miệng, động vật cắn đốt. Uốn ván không lây trực tiếp từ người sang người. Tỉ lệ tử vong cao (25 - 90%) do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, ngừng tim, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh tử vong trên 95%
Thời kỳ ủ bệnh khoảng 3 - 21 ngày. Các triệu chứng bạn có thể gặp bao gồm: Đau đầu, cứng khớp hàm, cổ và vai, có thể dần dần kéo dài đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra co thắt cơ bắp, khó nuốt, khó thở, có thể dẫn đến viêm phổi và co giật.
Bệnh uốn ván không có cách chữa mà chỉ phòng bệnh bằng văcxin. Khi trên cơ thể có vết thương chúng ta cần phải rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm, nếu bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến cơ sở Y tế chăm sóc và tiêm ngừa Uốn ván.
Nhằm nâng cao sức khỏe phòng tránh bệnh Uốn ván cộng đồng hãy chung tay góp sức tuyên truyền cho nhân dân kiến thức phòng bệnh và hướng dẫn đư trẻ em dưới 1 tuổi tiêm vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Phụ nữ mag thai: cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng, liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng, những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng. Phụ nữ tuổi sinh đẻ (15 – 44 tuổi): cần được tiêm 3 liều uốn ván, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng.
Bệnh uốn ván tuy có thể dễ dàng phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng đặc trưng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi có bất cứ nghi ngờ mắc bệnh uốn ván, người bệnh nên đi khám và làm xét nghiệm uốn ván càng sớm càng tốt.