image banner
PHÒNG BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN
Khi nói đến thực quản, mọi người đều có thể hiểu đây là một đoạn thuộc ống tiêu hóa đi từ cổ họng đến dạ dày, nó đảm nhận vai trò vận chuyển thức ăn và các chất lỏng từ miệng xuống dưới. Có thể hiểu, thực quản như là một “trạm trung chuyển” tuyến đầu trong việc đưa thức ăn vào trong để nuôi cơ thể. Chính vì vai trò cực kỳ quan trọng này của thực quản, mà cách nhận biết những dấu hiệu của ung thư thực quản cần được quan tâm nhằm có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Bởi thực tế hiện nay, khối u ở thực quản đang là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất, với tỷ lệ mắc cao và tiên lượng xấu nếu được phát hiện muộn.

Nói về nguyên nhân của căn bệnh ung thư thực quản, bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết: “Khi các tế bào biểu mô trong thực quản phát triển một cách bất thường dẫn đến mất kiểm soát sẽ dẫn đến ung thư. Sau khi hình thành, các khối u này có thể lây lan sang các lớp cơ thực quản rồi di căn đến nhiều bộ phận khác như hạch bạch huyết, gan, thận, phổi, não bộ...”.

 

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 3% số bệnh nhân ung thư thực quản, trên tổng số gần 4.000 ca mắc ung thư các loại đang được điều trị tại Khoa Ung bướu. Những trường hợp ung thư thực quản di căn sẽ tùy vào cơ quan bị tấn công mà người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Vì vậy, khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu ung thư thực quản nào như: Thức ăn hoặc chất lỏng khi đi qua thực quản sẽ có cảm giác bị vướng, người bệnh sẽ thấy đau khi nuốt hoặc dễ bị nghẹn; buồn nôn hoặc nôn, tăng tiết nước bọt, ho kéo dài hoặc ho ra máu; sụt cân một cách bất thường (mặc dù chế độ ăn uống vẫn bình thường), nhưng ăn không ngon, kiệt sức, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu... giải pháp tốt nhất là người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra và các bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất.

 

Theo bác sĩ Phan Văn Tam, Phó trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau: “Việc phát hiện ung thư thực quản giai đoạn sớm kết hợp cùng phương pháp điều trị đúng cách sẽ cho hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên, những bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn đầu thường xuất hiện các triệu chứng rất mơ hồ hoặc không có hiện tượng bất thường nào. Từ đó, bệnh nhân thường dẫn đến ý thức chủ quan nên khi được phát hiện, thì hầu hết bệnh đều đã ở vào giai đoạn nặng”.

Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho rằng, các yếu tố gây nguy cơ ung thư thực quản, hầu hết là do thói quen sinh hoạt như: Hút thuốc lá; uống nhiều rượu, bia; chế độ ăn uống ít trái cây và rau, củ; thói quen ăn, uống nhiều đồ nóng và các chất gây cọ sát niêm mạc thực quản và thậm chí là người bị béo phì…

anh tin bai

 

Hiện nay, vấn đề phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản khi đã bị ung thư còn khá phứt tạp (chỉ có ở những bệnh viện tuyến đầu mới thực hiện được). Trong trường hợp u lấn khỏi niêm mạc, thực quản được cắt đi và tái tạo lại bằng nhiều cách. Cắt thực quản kèm nạo hạch sẽ cho tiên lượng sống tốt hơn. Tuy nhiên, rủi ro là sẽ có nhiều tai biến và biến chứng sau phẫu thuật chẳng hạn như nhiễm trùng, chảy máu và rò miệng nối... Phẫu thuật cắt bỏ thực quản có thể được thực hiện bằng mổ hở hoặc phẫu thuật nội soi.

 

Để có thể phát hiện sớm mối nguy hiểm từ căn bệnh ung thư thực quản, đối với những người có các yếu tố nguy cơ cao như: Trên 60 tuổi; người hút thuốc lá; uống nhiều rượu, bia; bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên cần khám sức khỏe định kỳ. Khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần nội soi thực quản để kiểm tra. Cách tốt nhất dự phòng căn bệnh này là từ bỏ hoặc không bao giờ hút thuốc lá và sử dụng các chế phẩm có thuốc lá; hạn chế uống rượu ở mức trung bình; thay đổi chế độ ăn uống, tăng lượng rau và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày.

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 117
  • Trong tuần: 4 942
  • Tất cả: 849850

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com