image banner
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN DƯ VÀ ẨN HỌA UNG THƯ
Ngày nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp, trồng hoa màu, cây ăn trái… đã trở thành phổ biến. Bởi sự tiện ích và hiệu quả nhanh để có thể thu hoạch một vụ mùa bội thu cho nông dân.

 

Tuy nhiên, chính việc lạm dụng quá mức và thiếu kiểm soát trong quá trình sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đã gây nên sự ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đang ngày càng nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khẻo của người dân nói chung và người tiêu dùng nói riêng.

 

  Theo ông Phạm Văn Hưng, Phó Chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau cho biết: “Những hợp chất hữu cơ độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, rất bền trong môi trường nên rất khó phân hủy sinh học, trong đó chủ yếu là các loại hóa chất thuộc nhóm POPs như DDT, 666, Aldrin...”.

 

Rõ ràng, những loại hóa chất này có thể theo nguồn nước mưa, nước tưới rau màu lâu ngày sẽ ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn trong không khí, thức ăn, nước uống là một trong những tác nhân gây ung thư điển hình hiện nay trong cộng đồng. Ở Cà Mau hiện nay có nhiều vùng trọng điểm sản xuất rau màu thời vụ, với hằng trăm ha, phục vụ phần lớn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, điển hình như: Xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau); xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây, Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời)… Trong số các địa phương đang phải gánh chịu “hậu họa” này nhiều nhất là ấp Cơi 6A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Nơi đây có nhiều điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật nhất, với nhiều điểm bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến tỷ lệ người bị mắc các căn bệnh ung thư ở đây cũng cao hơn so với những nơi khác.

 

 Ông Phạm Văn Hưng, Phó Chi cục trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau cho biết thêm: “Việc xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật rất phức tạp, yêu cầu về mặt kỹ thuật xử lý rất cao và đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn”.

 

Trên thực tế ai cũng biết, hóa chất trừ cỏ không chỉ độc hại cho môi trường mà nó còn độc hại với con người thông qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tồn dư trong các sản phẩm nông nghiệp (lúa, rau, củ, cây ăn trái). Thế nhưng vì lợi nhuận, vì sự tiện ích nên nhiều người vẫn không ngần ngại sử dụng một cách vô tội dạ các loại hóa chất độc hại này. Thậm chí trong quá trình sử dụng, người sản xuất còn không để có thời gian cho thuốc được phân hủy theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, mà chỉ sau một hoặc hai ngày là có thể thu hoạch và cung ứng ra thị trường. Đây chính là một trong những ẩn họa lớn nhất khiến cho tỷ lệ ung thư từ các loại thuốc bảo vệ thực vật đang ngày càng nhiều hơn.

 

Theo Ts. Bác sĩ Tô Minh Nghị, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau: “Bản chất của thuốc bảo vệ thực vật chính là hợp chất độc hại. Do đó, dư lượng hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, cũng như mối nguy hại tiềm tàng dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo cho người tiếp xúc và sử dụng chúng. Thuốc bảo vệ thực vật thường thẩm thấu qua lỗ chân lông ngoài da; xâm nhập qua thức ăn vào thực quản rồi sau đó là đi vào khí quản thông qua đường hô hấp của con người”.

 

Hiện nay, việc phun thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong tỉnh vẫn còn là công việc được tiến hành trực tiếp bởi nhà nông bằng hình thức thủ công, việc hỗ trợ bằng công nghệ hiện đại (phun bằng máy bay không người lái), vẫn chưa được phổ biến. Theo thời gian lâu dài có thể gây tích tụ độc trong cơ thể, dẫn đến ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của người sử dụng chúng. Các hội chứng bệnh lý khi nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật như: Gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, giảm trí nhớ, gây mất ngủ. Ở mức độ nặng hơn có thể gây tê liệt thần kinh, tổn thương não bộ và nhiễm độc não. Con người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuốc bảo vệ thực vật đều có khả năng mắc phải bệnh trầm cảm. Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với thuốc làm ảnh hưởng sự phát triển thai nhi; cấu trúc não xuất hiện bất thường; trẻ em có khả năng bị rối loạn chức năng não, rối loạn tâm thần, tự kỷ, tâm lý chậm phát triểm và mắc các chứng rối loạn thần kinh khác.

 

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, đòi hỏi người dân cần quan tâm và phải thật sự có trách nhiệm nhiều hơn nữa trong việc kiểm soát lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hàng hóa và sức khỏe của cộng đồng.

 

Phương Vũ
Video truyền thông
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 405
  • Trong tuần: 4 655
  • Tất cả: 845313

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com