image banner
TRẺ BÉO PHÌ VÀ NGUY CƠ MẮC BỆNH UNG THƯ
Béo phì từ lâu vẫn luôn là một vấn đề nan giải đối với ngành Y học, căn bệnh mạn tính này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe của tim. Bởi béo phì và tim mạch có mối quan hệ rất mật thiết. Khoa học đã chứng minh cho thấy, đối với những trẻ bị béo phì có thể gặp các biến chứng tim mạch rất nguy hiểm như tăng huyết áp, dày cơ tim, rối loạn mỡ máu… Thừa cân cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Vì vậy, nếu không được cang thiệp kịp thời bằng các biện pháp y học, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Bác sĩ Trương Minh Kiển, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cho biết: “Hầu hết trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị bệnh béo phì thì đều có huyết áp cao, cholesterol và đường máu cao hơn những trẻ chỉ thừa cân ở mức độ trung bình. Sự khác biệt này là đáng kể, ngay cả khi đã tính đến các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sự so sánh như chủng tộc, giới tính và tuổi tác…”.

 

Ở Cà Mau, mặt dù hiện nay vẫn chưa có con số thống kê một cách cụ thể về tình trạng trẻ béo phì, nhưng theo ghi nhận tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, số trẻ béo phì và mắc các chứng bệnh có liên quan đến hiện tượng béo phì, hằng năm đều tăng lên đến mức báo động. Mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thừa chất béo, uống nhiều loại nước có đường nhưng không có vi chất dinh dưỡng, trẻ ít vận động về thể chất. Bên cạnh đó, việc nuông chiều theo ý thích của con cái của nhiều bậc cha mẹ, trong khi lại thiếu kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ, đã góp phần làm tăng nguy cơ trẻ trong độ tuổi bị mắc căn bệnh béo phì trong tỉnh đang ngày càng gia tăng.

 

Chị T.H.P (Trương Hồng Phượng), ngụ khóm 4 phường 9 TP.Cà Mau, hằng ngày do phải bận bịu với công việc làm tạp vụ ở một điểm trường tiểu học trên địa bàn, nên chị thường mua thức ăn nhanh như: Gà rán, cơm chiên, kem que… ở các cửa hàng bán thức ăn nhanh để cho bé trai 11 tuổi của mình ở nhà tự ăn trước khi đi học. Kết quả sau nhiều năm ăn uống mất kiểm soát, hiện nay trọng lượng của bé đã tăng lên hàng chục kg, vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép đến nhiều lần. Chị P tâm sự: “Do ăn thức ăn nhanh lâu ngày rồi thành quen, nên bây giờ con tôi cũng không biết ăn rau xanh, chỉ thích chơi game trên điện thoại, ít chịu ra ngoài vận động cùng bạn bè trang lứa, hay uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường và chất ga… nên bây giờ bác sĩ nói nó bị béo phì rất nặng”.

 

Một số nghiên cứu của y học hiện đại, đã khám phá lý do tại sao thừa cân hoặc béo phì lại có thể làm tăng nguy cơ và tăng trưởng ung thư, đó là do: Tăng mức độ insulin và yếu tố tăng trưởng, từ đó có thể giúp một số bệnh ung thư phát triển; Viêm mạn tính, viêm cấp... thường gặp ở những người béo phì thì đều có liên quan đến nguy cơ ung thư tăng hoặc các tế bào mỡ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh sự phát triển của tế bào ung thư…

anh tin bai

Thật ra, nếu các bậc cha mẹ nên cố gắng giảm cân cho bé bằng cách thay đổi thoái quen có hại như: Điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hằng ngày một cách khoa học hơn, theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, tập cho bé vận động về thể chất, uống các loại nước không đường, giúp bé ngủ đúng giờ và không ngủ quá nhiều thời gian trong ngày… thì vẫn có thể kiểm soát được trọng lượng của bé. Tuy vậy, việc vận động không dễ dàng đối với trẻ thừa cân béo phì và không phải trẻ nào cũng thoải mái luyện tập thể dục hàng ngày. Đây là điều khiến các bậc cha mẹ đau đầu, bởi muốn con giảm cân thì tập thể dục là điều vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ hãy tạo động lực cho trẻ béo phì, tìm các bài tập giảm cân khoa học, tạo hứng thú cho trẻ để đạt được mục tiêu giảm cân. Trẻ em thường thích những môn thể thao đồng đội như bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền. Ngoài ra, cha mẹ hãy cho bé tham gia các lớp tập thể dục dụng cụ, bơi lội hoặc nhảy múa. Ngoài ra, hiện có rất nhiều ứng dụng thú vị trên điện thoại thông minh yêu cầu người chơi vận động ngoài đời thực, chẳng hạn như trò chơi Pokémon Go hay đếm bước đi bộ… Tăng cường vận động sẽ đốt cháy năng lượng, đồng thời giúp trẻ phát triển chiều cao, thể lực và có tinh thần sảng khoái.

 

Các bậc cha mẹ hãy để cho con được tiếp xúc với càng nhiều môn thể thao càng tốt. Vì tương lai sức khoẻ của con nói chung và phòng tránh được nhiều bệnh lý tim mạch, ung thư nói riêng, bố mẹ hãy giúp con có một thể trạng tốt với cân nặng tối ưu ngay từ khi còn nhỏ.

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 88
  • Trong tuần: 5 154
  • Tất cả: 850645

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com