image banner
Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS: Hỗ trợ tích cực công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Cà Mau
Năm 2022, Dự án "Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục được triển khai 9/9 huyện, thành phố Cà Mau, 1 trại giam và 1 trại tạm giam trên địa bàn. Mục tiêu quan trọng được đặt ra là thực hiện có hiệu quả chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, giảm số người nhiễm HIV - tử vong liên quan đến AIDS, giảm tối đa tác động của HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế -xã hội.

Dự án góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong quần thể dân cư nói chung và giảm tác động của HIV/AIDS đối với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì, cải thiện các gói dịch vụ thiết yếu can thiệp dự phòng tập trung vào các nhóm đối tượng đích và bạn tình của người nhiễm HIV trong cộng đồng góp phần giảm số trường hợp nhiễm HIV do tiêm chích ma túy và số người nhiễm HIV do quan hệ tình dục.

          Mở rộng chẩn đoán sớm thông qua các hình thức xét nghiệm HIV tại cơ sở xét nghiệm, xét nghiệm HIV tại cộng đồng cho các nhóm quần thể đích và bạn tình của người nhiễm HIV. Mở rộng, cải thiện chất lượng điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) để tối đa hóa lợi ích về điều trị, dự phòng giảm lây truyền HIV và giảm tử vong do AIDS góp phần đạt mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế, đồng thời đảm bảo quá trình chuyển sang cơ chế hỗ trợ tài chính trong nước thông qua BHYT được thuận lợi nhất. Củng cố hệ thống thông tin để có chiến lược, giải pháp hiệu quả ứng phó với dịch HIV/AIDS...

          Bác sĩ Nguyễn Hồng Cầu, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết: Năm 2021 là năm đầy khó khăn và thách thức cho công tác kiểm soát bệnh tật của tỉnh nói chung và công tác phòng, chống HIV/AIDS nói riêng. Tuy nhiên với sự đồng lồng, quyết tâm cao, cũng như nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như kinh phí từ Dự án toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, nên công tác phòng chống HIV/AIDS tại địa phương cũng đã nhận được nhiều kết quả tích cực. Góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, tiếp thêm niềm tin để người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng.

          Theo đó, đối với công tác này, thời gian qua địa phương đã mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt trên 80%.

          Đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm. Trong năm có hơn 95% tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng sức khỏe của bản thân.

          Có 95% người nhiễm HIV được điều trị thuộc kháng vi rút HIV. Tỷ lệ người được điều trị thuộc kháng vi rút  HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế đạt 95%.

          "Dự án được triển khai đã góp phần củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến cơ sở. Qua đây cũng góp phần giảm ảnh hưởng của dịch Covid  -19 đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương", bác sĩ Nguyễn Hồng Cầu chia sẻ.

          Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tạt tỉnh: Luỹ tích từ đầu vụ dịch đến ngày 30/11/2021 đã phát hiện được 3.804 trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân điều trị ARV lũy tích là 2.164 trường hợp, tử vong 606 trường hợp. Riêng trong năm 2021, tỉnh Cà Mau phát hiện 357 trường hợp nhiễm mới. Số lượng mẫu xét nghiệm HIV giảm hơn so với cùng kỳ năm 2020 là 377 mẫu nhưng số mẫu dương tính với HIV lại tăng hơn so với cùng kỳ năm 2020 là 51 ca, cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV tăng hơn so với cùng kỳ năm 2020, điều đáng quan tâm tỷ lệ nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) co chiều hướng tăng năm 2020 nhiễm 34/264 mẫu chiếm 12,87% , năm 2021 nhiễm 180/664 mẫu chiếm 27,1%.

Hiện nay đã có 9/9 huyện, thành phố và 100% số xã, phường và thị trấn trên toàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS của tỉnh không còn khu trú trong các đối tượng nguy cơ cao như: Ma tuý, mại dâm, dân di biến động… mà có xu hướng lây lan ra cộng đồng MSM, phụ nữ mang thai, thanh niên (khám tuyển nghĩa vụ quân sự). Về cơ bản bệnh dịch HIV/AIDS ở tỉnh Cà Mau chưa được khống chế, dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ làm lan tràn HIV ở tỉnh nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.

          Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Cầu, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau địa phương đang nỗ lực triển khai các hoạt động, giải pháp quan trọng nhằm đạt mục tiêu của Dự án trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Cụ thể, địa phương sẽ duy trì, cải thiện các gói dịch vụ thiết yếu can thiệp dự phòng tập trung vào các nhóm đối tượng. Mở rộng chẩn đoán sớm thông qua các hình thức xét nghiệm HIV tại các cơ sở xét nghiệm và xét nghiệm cộng đồng. Mở rộng cải thiện chất lượng điều trị thuộc kháng viruts ARV để tối đa hóa lợi ích về điều trị, dự phòng giảm lây truyền HIV và giảm từ vong do AIDS.

          Để đạt được các mục tiêu quan trọng này, yêu cầu quan trọng cần tăng cường công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm HIV/AIDS. Quản lý chặc chẽ công tác cấp pháp thuốc cũng như việc thực hiện thanh toán qua các nguồn viện trợ và BHYT. Mở rộng công tác xét nghiệm tầm soát va xét nghiệm khẳng định HIV tại bệnh viện. Đặc biệt là thu dung điều trị kịp thời với các bệnh nhân nhiễm mới phát hiện..., bác sĩ Cầu cho biết thêm.

Lê Kim
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
  • PHONG CHONG TAC HAI THUOC LA
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 225
  • Trong tuần: 4 079
  • Tất cả: 824279

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com