image banner
THUỐC LÁ CÓ THỂ GÂY UNG THƯ THỰC QUẢN
Thực quản là một cơ quan rất quan trọng, đóng vai trò chủ lực như là một trạm “trung chuyển” thức ăn từ cổ họng đến dạ dày. Ung thư thực quản là một căn bệnh ác tính về đường tiêu hóa, có tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư dạ dày, gan và đại trực tràng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, trong các căn bệnh ung thư về đường tiêu hóa, thì ung thư thực quản là loại ung thư rất khó để nhận biết với các dấu hiệu triệu chứng ban đầu và kể cả việc phát hiện bằng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng khi chỉ mới ở giai đoạn khởi phát. Thường thì người bệnh sẽ bị nhầm lẫn giống như bị viêm lét thanh quản hay bị viêm họng hạt hoặc sưng tấy hạch cổ… Do vậy, chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng thì người bệnh mới có thể phát hiện được và tiến hành điều trị.

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Quang Khóa, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau: “Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư thực quản, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nghiện thuốc lá, kể cả những người hút thuốc lá thụ động. Tiếp đó là những đối tượng có tiền sử về nghiện rượu, bia, béo phì hoặc có một số bệnh lý về thực quản… Bởi gì trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất kích thích độc hại gây kích thích đến tế bào ung thực quản”.

Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, có ít nhất đến 80% số người mắc chứng bệnh ung thực quản là do hút thuốc lá (kể cả xì gà, hút bằng đường ống…). Vì trong quá trình khói thuốc khi đi vào cơ thể sẽ có tác động trực tiếp lên thanh quản. Theo số liệu thống kê của Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho thấy, những người có thói quen hút thuốc lá mỗi ngày, sẽ có tỷ lệ mắc ung thư về thực quản cao hơn gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc lá và các tế bào liên kết dẫn đến ung thư thực quản cũng mạnh hơn.

Anh N.T.Đ, 58 tuổi, ngụ ấp Cỏ xước, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, có thói quen hút thuốc lá và nghiện rượu trong thời gian dài. Anh vừa phát hiện mình bị ung thư thực quản giai đoạn 2 và hiện nay đang được các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, chỉ định xạ trị. Anh Đ. chia sẻ: “Lúc đầu tôi cảm thấy khó nuốt, nhưng không đau, rồi sau đó là khó nuốt rồi lại rất đau. Miệng tôi luôn bị chảy nước bọt, hơi thở bị hôi, thường hay bị ợ hơi và khi ăn luôn bị sặc… nhưng tôi nghĩ là do mình thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá kết hợp với tuổi cao, nên nó có các triệu chứng như vậy. Nhưng đến khi tôi đi thăm khám tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, thì mới biết mình bị ung thư thực quản giai đoạn 2. Tôi cũng đang dần tập bỏ thuốc lá, bỏ rượu theo lời khuyên của bác sĩ, để hy vọng còn có thể kéo dài thời gian sống”.

Có thể nói, khi bị mắc phải căn bệnh ung thư thực quản, do việc ăn uống khó khăn, nên bệnh nhân sẽ nhanh chống bị sụt giảm cân, tình trạng cơ thể mất nước kéo kéo dài dần dần làm cho bệnh nhân bị suy kiệt. Nguy hiểm hơn, khi tế bào ung thư bắt đầu lan ra xung quanh những tế bào khác, người bệnh sẽ cảm thấy luôn bị đau ngực và rất khó thở. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị thiếu máu cấp, theo các bác sĩ chuyên khoa, khi đó ung thư đã đi vào động mạch chủ, gây ra hiện tượng chảy máu vào thực quản và cỏ khi dẫn đến tử vong đột ngột. Ngoài ra, tùy theo mức độ ảnh hưởng của khối u tại các cơ quan trên cơ thể, mà sẽ có xuất hiện những triệu chứng khác nhau như: Ho khan, khó thở, khạc có đờm, giọng nói bị khàn đặc và thậm chí là rất hay bị buồn nôn…

Bác sĩ Châu Tấn Đạt, Trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau khuyến cáo: “Việc chẩn đoán sớm căn bệnh ung thư thực quản là rất quan trọng. Mọi người đều có thể mắc phải. Vì thế, người dân cần phải hết sức chú ý đến việc ưu tiên dành thời gian để đi thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát và sàng lọc ung thư, nhất là đối với những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư cao như có tiền sử nghiện thuốc lá và nghiện rượu lâu năm. Khi cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh nhân sẽ được thực hiện nội soi kết hợp với siêu âm và làm các xét nghiệm sinh thiết”.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay, vẫn là mọi người nên tự điều chỉnh thói quen sống lành mạnh, không nên nghiện thuốc lá, nghiện rượu, thường xuyên luyện tập thể chất, ăn uống đủ dinh dưỡng…

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 20.12.2024
  • KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SỞI
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 544
  • Trong tuần: 5 712
  • Tất cả: 1045174

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com