image banner
Các triệu chứng ban đầu của ung thư buồng trứng
Buồng trứng bình thường kích thước rất nhỏ và nằm sâu trong ổ bụng. Khi có những bất thường như ung thư buồng trứng thường rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu, vì các triệu chứng mơ hồ, khó có thể cảm nhận được bất kỳ sự phát triển nào. Vì vậy, bất cứ ai có triệu chứng ở bụng không giải thích được kéo dài hơn 2 tuần nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường ung thư buồng trứng không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào trong giai đoạn đầu. Các triệu chứng điển hình liên quan đến ung thư buồng trứng thường có xu hướng phát triển trong giai đoạn sau, khi khối u tăng trưởng gây chèn ép lên bàng quang, tử cung và trực tràng.

Tuy nhiên, những triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào, bao gồm: Người bệnh cảm thấy đầy hơi, đau vùng chậu, đau bụng hoặc chuột rút. Cảm thấy no nhanh sau khi bắt đầu ăn hoặc mất cảm giác thèm ăn. Khó tiêu hoặc khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Đi tiểu thường xuyên hoặc nhiều hơn bình thường. Áp lực ở lưng dưới hoặc xương chậu. Kiệt sức không giải thích được. Đau lưng, táo bón, tăng vòng bụng hoặc sưng bụng. Đau khi quan hệ tình dục, thay đổi kinh nguyệt, giảm cân không rõ nguyên nhân…

Những triệu chứng này cũng có thể là do các bệnh khác, thường sẽ đáp ứng với điều trị cơ bản hoặc tự khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này phát triển đột ngột và kéo dài, hoặc tiếp tục nhiều hơn hoặc ít hơn mỗi ngày dù có điều trị cơ bản, hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán vì đó có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng.

Bệnh ung thư buồng trứng hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan giữa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng như tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng, vú, vòi trứng hoặc ung thư đại trực tràng, thì nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng sẽ cao hơn. 

Về lịch sử y tế cá nhân, những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao. Tiền sử sản khoa, những phụ nữ đã từng mang thai và sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ thì nguy cơ thấp hơn so với những người chưa từng sinh con.  

Ung thư buồng trứng phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, ít khi được chẩn đoán ở người dưới 40 tuổi. Thực tế, chị em có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng sau khi mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30 có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. 

 Nếu một người nghi ngờ mình bị ung thư buồng trứng, thì nên đi khám bác sĩ ngay. Bởi rất khó chẩn đoán ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu, cách tốt nhất để giảm cơ hội phát triển ung thư buồng trứng là sử dụng phương pháp tích cực, chủ động đối với bệnh này. Để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi có triệu chứng nghi ngờ người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn càng sớm càng tốt.

 

Huyền Trân
Video truyền thông
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 32
  • Trong tuần: 5 135
  • Tất cả: 831021

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com