image banner
TRANG BỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI MANG THAI
Đối với những người lần đầu làm mẹ cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cụ thể là cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi các thói quen có lợi cho việc mang thai. Khi thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực không những giúp cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, mà còn giúp cho quá trình sinh nở được thuận lợi.

Những thay đổi trong quá trình mang thai có thể dẫn đến căng thẳng, stress… ít nhiều ảnh hưởng đến đến thai nhi, nguy cơ sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường nếu bà mẹ không trang bị cho mình những kiến thức cơ bản khi bắt đầu làm mẹ.     

Bác sĩ Dương Kim Ngân, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Cà Mau chia sẻ: Khi bắt đầu hành trình làm mẹ, các bà mẹ nên trang bị những kiến thức cần thiết khi mang thai và nên đến cơ sở y tế đǎng ký quản lý thai, để được nhân viên y tế khám và theo dõi đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Đây là điều vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với tất cả phụ nữ mang thai hiện nay.

          Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ǎn, hay có cảm giác buồn nôn hoặc thèm ǎn những thức ǎn theo sở thích riêng của từng người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ cần chǎm lo ǎn uống hợp lý và giữ gìn sức khỏe để thai phát triển bình thường. Nhiều bà mẹ sẽ cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi bất thường, đặc biệt là các bà mẹ mang thai lần đầu.

Để theo dõi sự phát triển của thai nhi, người mẹ nên thực hiện việc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không, lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khỏe hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời, lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thai thuận hay ngược, tiên lượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh, bác sĩ Ngân thông tin thêm.

          Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần. Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: Đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tố bất thường như cao huyết áp, protein niệu, da xanh xao thiếu máu, phù nề và các bệnh mãn tính... Khám sản khoa như đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai. Để phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván đủ hai mũi. Mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc tháng thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi sinh ít nhất nửa tháng.

          Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch máu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng "xuống máu chân", phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ǎn muối. Thường xuyên đi khám thai để tránh tai biến khi sinh.

          Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, đặc biệt là không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai, có thể gây sảy thai, thai lưu, hoặc bị bệnh sau khi sinh. Do đó khi cần dùng thuốc, phụ nữ mang thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

          Bên cạnh đó, chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Quan niệm để thai không quá to, dễ sinh là không đúng. Vào tháng cuối, người mẹ cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khỏe tốt, tránh được tai biến khi sinh.

          Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần hết sức quan tâm để có thể tự chăm sóc tốt nhất cho bản thân và thai nhi trong suốt quá trình 9 tháng 10 ngày mang thai. Việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian mang thai là tiền đề tốt cho việc sinh nở  và  nuôi con sau này của người phụ nữ.

 

 

Kim Nguyên
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 20
  • Hôm nay: 747
  • Trong tuần: 5 290
  • Tất cả: 1020822

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com