image banner
Bổ sung bữa ăn phụ cho trẻ

Ngoài các bữa ăn chính trong ngày, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cũng rất quan tâm đến bữa ăn phụ cho trẻ, vì nó góp phần quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng đối với quá trình phát triển của trẻ. Bữa ăn phụ còn giúp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt ở những trẻ chậm tăng cân hay suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng thức ăn bữa phụ sẽ tùy theo thể tích dạ dày của trẻ ở từng độ tuổi và khả năng dung nạp thức ăn sẽ khác nhau. Vì vậy, việc chia nhỏ bữa ăn lớn thành các bữa ăn nhỏ sẽ giúp cho quá trình hấp thu trẻ được tốt hơn, bác sĩ Dương Thị Tú - Trưởng khoa Dân số - Truyền thông và GDSK, TTYT huyện Cái Nước cho biết.

Khi trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi, các mẹ có thể bổ sung cho trẻ các bữa ăn phụ bao gồm váng sữa, phô mai, trái cây, bánh gạo... Bữa ăn phụ tùy thuộc vào số lượng và lứa tuổi của trẻ, không nhất thiết phải ăn đầy đủ hay quá cầu kỳ trong việc chế biến. Đối với những trẻ đủ cân nặng vẫn nên có bữa ăn phụ, bởi vì độ tuổi này rất cần bổ sung vitamin và chất khoáng từ trái cây.

Bữa ăn phụ của trẻ phụ thuộc vào bữa chính và không nhất thiết phải cố đnh theo đúng khung giờ đó, mà nên có một giờ riêng cho mỗi trẻ. Nếu cho trẻ ăn bữa ăn phụ thì cần phải cách xa bữa chính ít nhất từ 1-1,5 tiếng sẽ giúp cho trẻ hấp thu bữa ăn chính tốt hơn. Bên cạnh đó, bữa ăn phụ của trẻ cần có sự cân đối giữa những thành phần dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp. Cha mẹ phải tập cho trẻ ăn đúng bữa, bởi vì nó rất cần thiết cho sự phát triển và tuyệt đối không để trẻ ăn vặt nhiều thứ trong ngày.

Chị Nguyễn Thị Tuyền, ấp Cái Hàng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước chia sẻ: Hiện nay nhiều bà mẹ không có đủ thời gian nấu ăn cho con, vì vậy thường nấu một lần rồi bảo quan trữ đông bữa ăn phụ. Theo tôi, khi muốn bảo quản thức ăn cho trẻ thì không nên trộn tất cả thức ăn vào nhau để nấu cùng mà cần chế biến riêng từng loại. Chỉ nên sơ chế bằng cách làm sạch hoặc có thể xay nhỏ chia từng bữa, khi đến bữa có thể mang ra rã đông và nấu. Vì khi nấu trộn lẫn thức ăn với bất kỳ nhiệt độ sôi hay lạnh nào cũng sẽ làm biến chất và mùi của thực phẩm. Đây là một biện pháp có thể tiết kiệm thời gian cho mẹ mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, cũng như mùi vị thơm ngon của thức ăn.

Với trẻ lớn đã có khẩu vị riêng, gia đình nên hỏi ý kiến trẻ trước khi nấu ăn, cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được ăn đúng ý thích sẽ giúp trẻ ăn tốt hơn nhiều so với áp đặt món ăn cho trẻ. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân (tức là thiếu đạm và năng lượng) thì rất cần được bổ sung thức ăn nhiều đạm động vật để có nhiều acid amin quý và cần nhiều chất béo cho các chức năng tăng trưởng của cơ thể. Cần tăng cường chất béo vì đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, với cùng một trọng lượng chất béo cung cấp năng lượng cao hơn gấp đôi so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra, chất béo giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần tăng thêm lượng dầu, mỡ cho trẻ suy dinh dưỡng để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng tăng cao của trẻ.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng vào các bữa ăn phụ cho trẻ, bác sĩ Tú cũng khuyến cáo cha mẹ cần tìm hiểu kỹ khi bổ sung chất cho trẻ bằng các thực phẩm chức năng. Điều này cần thiết phải có ý kiến chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn nhằm đảm bảo sức khỏe của trẻ. Song song đó, cha mẹ nên tìm hiểu vai trò của kẽm sinh học và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Bữa ăn phụ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng. Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn, bởi vì dạ dày trẻ còn nhỏ không thể chứa đầy thức ăn nhiều trong bữa chính. Vì vậy, bữa ăn phụ sẽ giúp nạp năng lượng cho trẻ, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý trong cách bảo quản, chế biến cũng như thời gian để trẻ hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

anh tin bai

 

Mai Thanh
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
  • PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU, HO GÀ
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 15
  • Hôm nay: 306
  • Trong tuần: 7 230
  • Tất cả: 995904

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com