image banner
Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở tuổi tiểu học
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và hoạt động thể lực. Đặt biệt, ở lứa tuổi trẻ học tiểu học thì nhu cầu dinh dưỡng là rất quan trọng, vì vậy các bậc phụ huynh cần biết và xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để con phát triển khỏe mạnh. 

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, trong đó các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột là những chất sinh năng lượng. Việc cung cấp năng lượng không đủ hoặc thừa  so với trẻ trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng hay trẻ bị thừa cân, béo phì. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối với trẻ em nam từ 6 đến 7 tuổi cần 1.570 kg calo/trẻ/ngày, đối với trẻ em nữ cần 1.460 kg calo/trẻ/ngày. Đối với trẻ em nam từ 8 đến 9 tuổi cần 1.820 kg calo/trẻ/ngày, trẻ e nữ cần 1.730 kg calo/trẻ/ngày. Đối đối với trẻ em nam từ 9 đến 11 tuổi cần 2.150 kg calo/trẻ/ngày, trẻ e nữ cần 1.980 kg calo/trẻ/ngày. Chị Trần Thị Yến, ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời có con 7 tuổi đang học lớp 1, chị Yến cho biết “Bé đi học buổi sáng nên buổi sáng thường ăn qua loa rồi cho con đi học, buổi trưa về bé ăn rất ít nên từ đầu năm học đến nay bé tăng cân rất chậm. Theo thói quen gia đình ăn gì thì cũng cho bé ăn cái đó, nên ít quan tâm đến việc như thế nào là đủ dinh dưỡng”.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn hàng ngày phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm chính gồm: Chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, đối với mỗi lứa tuổi, giới tính và hoạt động thể lực chúng ta cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vì chất đạm tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Ngoài ra, chất đạm còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu, từ máu đến các mô của cơ thể và quan màng tế bào. Chất đạm có trong thịt cá, trứng, sữa, các loại….Năng lượng cho đạm cung cấp từ 13 đến 20 nhu cầu năng lượng của cơ thể. Trong đó tỷ lệ đạm động vật/đạm tổng số nên đạt từ bằng đến trên 50% với trẻ từ 6 đến 9 tuổi, đạt từ bằng đến trên 35% đối với trẻ từ 10 đến 11 tuổi.

Chất béo hay còn gọi là lipid đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô như nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Nguồn cung cấp lipid là mở, dầu, các loại hạt như lạc, vừng, hạt điều….Theo khuyến cáo nhu cầu năng lượng do lipid cung cấp đối với học sinh tiểu học đạt từ 20 đến 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể, axit béo no không vượt quá 11% năng lượng khẩu phần. Chất đường bột hay Glucid cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nguồn cung cấp glucid chủ yếu là từ gạo, bún, miến, khoai, củ…Với trẻ tiểu học, năng lượng do glucid cung cấp cần đạt từ 50 đến 60% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Bà Võ Thị Khánh Phương, Phó hiệu trưởng, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, phường 5, TP Cà Mau cho biết “Ngay từ đầu năm học trường đã triển khai phương án nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trẻ trẻ học bán trú. Đặc biệt, là trú trọng vấn đề cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Mỗi bữa ăn chúng tôi có lên thực đơn đảm bảo 4 nhóm thực phẩm gồm: Chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất… để giúp bé phát triển khỏe mạnh”. Bên cạnh đó, như cầu dinh dưỡng của trẻ rất cần vitamin và khoáng chất, tuy nhóm dinh dưỡng này cần tỷ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ từ 6 đến 7 tuổi nhu cầu về canxi là 650mg/ngày, trẻ từ 8 đến 9 tuổi cần 700mg/ngày, trẻ từ 10 đến 11 tuổi cần 1.000mg/ngày. Các chất như sắt, kẽm cũng góp phần thúc đẩy tạo máu, tăng sức đề kháng cho trẻ. Các nhóm vitamin A, vitamin B, vitamin C như người gác cổng giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Các chất vitamin có trong các loại trái cây, rau xanh, sữa, phô mai, trứng…

Thực tế cho thấy, việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ là rất quan trọng, vì vậy các bậc phụ huynh và nhà trường cần cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

 

Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 42
  • Trong tuần: 4 518
  • Tất cả: 848333

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com