image banner
Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
    Từ 6 tuổi trẻ em bắt đầu đi học. Các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật. 

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần chú ý, ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.

Trẻ ở lứa tuổi tiểu học (6 – 10 tuổi) rất hiếu động. Vì thế, cơ thể trẻ cần được cung cấp chất dinh dưỡng một cách thường xuyên, ngay cả khi trẻ không cảm thấy đói. Trẻ tiểu học cần được ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa bổ sung/ngày. Khẩu phần này sẽ đảm bảo cho việc trẻ có đủ năng lượng để tăng trưởng, học tập và hoạt động hàng ngày. Cụ thể, mỗi bữa sáng và bữa trưa cung cấp khoảng 35% tổng nhu cầu năng lượng của một ngày, bữa tối cung cấp 20% nhu cầu năng lượng và 10% năng lượng còn lại đến từ các bữa bổ sung.

Để tránh tình trạng trẻ chán ăn, mẹ nên linh hoạt khi chế biến món ăn cho trẻ. Phương pháp chế biến món ăn rất quan trọng, không chỉ tạo nên mùi vị hấp dẫn cho món ăn mà còn phải giữ được trọn vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc khi nấu ăn, chẳng hạn như không thái rau trước khi rửa vì sẽ khiến các vitamin và khoáng chất có trong rau hòa tan trong nước, không xào rau ở nhiệt độ cao vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng như vitamin E, axit béo…

Để giúp trẻ độ tuổi tiểu học khỏe mạnh và cao lớn, bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ cần xây dựng cho trẻ thói quen vận động ít nhất 30 phút/ngày. Hoạt động thể chất đều đặn sẽ tăng cường trao đổi chất, giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, ngăn ngừa nguy cơ thừa cân – béo phì ở trẻ nhỏ, đồng thời hỗ trợ phát triển chiều cao. Phụ huynh cần dành thời gian vận động cùng con nhằm tạo hứng thú và thói quen tập luyện thường xuyên cho trẻ.

Bên cạnh đó, cần tránh một số thực phẩm giàu calo – ít dinh dưỡng khiến trẻ dễ tăng cân, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ:

Thức ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, hamburger… chứa nhiều chất béo bão hòa, lại ít chất xơ và chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều sẽ làm trẻ tăng cân.

Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, giăm bông, đồ hộp… có nhiều muối và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe trẻ em.

Đồ ngọt: bánh ngọt, chè, kem… chứa nhiều đường và carbohydrate xấu dễ làm trẻ tăng cân, sâu răng. Lượng đường khuyến nghị dành cho trẻ tiểu học không quá 15g/ngày.

Nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng hộp, nước tăng lực… chứa chất tạo ngọt nhân tạo, đường, là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ em.

Minh Anh
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 16
  • Hôm nay: 483
  • Trong tuần: 4 739
  • Tất cả: 853658

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com