image banner
THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở TRẺ EM HIỆN NAY
Hiện nay, vấn đề thừa cân - béo phì đang dần trở thành thách thức của cộng đồng. Trong đó, sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu của quốc gia, vì đây mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe của nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam. 

Hiện nay, vấn đề thừa cân - béo phì đang dần trở thành thách thức của cộng đồng. Trong đó, sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu của quốc gia, vì đây mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe của nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam.

Tình trạng béo phì ở trẻ em rất đáng lo ngại. Béo phì là nguyên nhân và nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, tăng huyết áp… Trong đó, nhóm tuổi học đường là nhóm có nguy cơ cao dễ bị thừa cân và béo phì, nhất là học sinh tiểu học.

Trẻ em gặp tình trạng thừa cân béo phì do nhiều nguyên nhân phối hợp. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ phần lớn bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt hàng ngày như sử dụng thực phẩm ăn liền, chế độ ăn uống không điều độ, dư chất...

Ngoài ra, những yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng dẫn đến béo phì ở trẻ, bao gồm quan điểm nuôi dưỡng của gia đình. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, 53% phụ huynh không biết con mình thừa cân. Cha mẹ thường có xu hướng cho rằng trẻ con mập mạp mới khỏe mạnh, nên xem nhẹ tình trạng thừa cân ở trẻ. Việc tiếp cận trễ vấn đề thừa cân dễ dẫn đến tình trạng béo phì và nguy cơ mắc các bệnh cao hơn.

Hoạt động thể lực bị hạn chế bởi chương trình học quá nhiều dẫn đến tổ chức hoạt động ngoại khoá bị hạn chế. Các môn thể dục vẫn được triển khai nhưng tình trạng thiếu cơ sở vật chất là lý do khiến học sinh không được hoạt động thể dục thể thao hàng ngày. Môi trường xã hội thúc đẩy trẻ em tiếp cận với thực phẩm và lối sống không lành mạnh như sự phát triển của đồ uống có đường, sản phẩm nước đóng chai và thức ăn nhanh làm tăng thói quen tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh ở trẻ em. Đồng thời, sự phát triển của internet khiến hầu hết trẻ em sử dụng thời gian rảnh để chơi game, xem truyền hình hơn là tham gia các hoạt động thể chất.

Trẻ em bị thừa cân có nguy cơ béo phì, tử vong sớm và tàn tật cao hơn khi trưởng thành. Bên cạnh đó, trẻ béo phì có thể bị khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, bệnh tim mạch sớm, kháng insulin và ảnh hưởng tâm lý.

Trẻ béo phì trong độ tuổi học đường gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho sức khỏe của trẻ hiện tại và tương lai sau này. Các tác động tiêu cực của thừa cân béo phì đến sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ em như: Suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến trẻ em béo phì dễ ốm vặt hoặc dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn; Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, các bệnh về tiêu hoá, hô hấp…

Song song đó, trẻ béo phì dễ bị tác động đến sức khỏe tâm lý, khiến trẻ tự ti về ngoại hình, ngại giao tiếp ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội, thậm chí có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm. Trẻ thừa cân dễ trở thành người lớn béo phì, gây ra gánh nặng lớn về chi phí chăm sóc sức khỏe trong tương lai.

Tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng liên quan đến tầm vóc, trí tuệ, thể lực của trẻ sau này. Vì thế, ngay từ ở lứa tuổi này, gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm giúp các em hiểu về chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện.

Để hạn chế trình trạng thừa cân béo phì trong trường học, các trường có tổ chức ăn bán trú cần chú ý tình trạng cân nặng, sức khỏe của các em. Những học sinh thừa cân, béo phì thường có nhu cầu ăn nhiều hơn, các cô cần chú ý khuyến khích các em ăn nhiều rau củ hơn, bổ sung một số món ít dầu mỡ. Vận động các em tham gia các câu lạc bộ thể dục như bơi lội, thể dục, múa … để tăng cường hoạt động thể lực, yêu cầu cha mẹ hạn chế cho các con ăn bánh, uống nước ngọt vào buổi tối tại nhà để hạn chế tình trạng thừa cân béo phì.

Bệnh béo phì có thể phòng ngừa và điều trị được, do đó công tác truyền thông nâng cao nhận thức để mọi người thay đổi hành vi, lối sống, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh là hết sức cần thiết. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế, mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng nhằm góp phần vào việc cải thiện và nâng cao tầm vóc, sức khỏe trẻ em.

          
Dương Tú
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 297
  • Trong tuần: 4 334
  • Tất cả: 854067

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com