image banner
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN

Tính đến đầu tháng 8 năm 2024 trong toàn huyện Đầm Dơi có 239 ca mắc bệnh viêm phế quản và điều trị tại tuyến Y tế cơ sở,  tăng 66 ca so với cùng kỳ. Viêm phế quản là một bệnh phổ biến và rất thường hay gặp trong thời tiết luôn thay đổi bất thường, do tiếp xúc với không khí ô nhiễm hay khói thuốc lá… Viêm phế quản xảy ra khi lớp niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm. Có hai dạng viêm phế quản: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn.

          Những triệu chứng thường gặp

          Viêm phế quản cấp

          Người bệnh thường bị ho, ho có đàm, đôi khi màu trắng hoặc màu xanh lục có lúc màu xám vàng. Bệnh nhân thường cảm thấy khó thở đặc biệt là khi làm việc quá sức thì cảm giác khó thở càng tăng nặng hơn, một số biểu hiện như thờ khò khè, người mệt mỏi, sốt và thấy ớn lạnh, đau thức ngực.

          Bệnh có thể kéo dài và dai dẳng trong khoảng vài tuần hay thậm chí một vài tháng. Ho dai dảng và keo dài nó làm cho các phế quản bị tổn thương tuy nhiên đôi khi cũng do nhiều nguyên nhân của một số bệnh khác như viêm phổi hoặc hen suyễn

Viêm phế quản mãn

          Hiện tượng này kéo dài nhiều ngày và dài ít nhất là từ 3 tháng trong năm hoặc đến 2 năm liên tiếp. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân còn có biểu hiện của viêm phế quản như ho và khạc đàm. Ho xảy ra thường hơn xuyên trong năm và thường xuất hiện khi thời tiết đột ngột thay đổi, thường ho có đàm hoặc ho khan.

          Nếu lâu ngày không được điều trị tích cực và đúng phương pháp thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như giãn phế quản hoặc áp xe hóa. Mỗi lần kéo dài từ 10 đến 15 ngày, càng về sau càng xuất hiện thường hơn và kéo dài thời gian hơn.

          Cũng giống như viêm phế quản cấp, người bệnh sẽ có biểu hiện ban đầu là thấy khó thở, cảm giác bị đè nén trong lồng ngực, sau đó bệnh nhân có cảm giác dần thiếu không khí để thở.

          Cần đến bác sỹ khám tư vấn điều trị

          Người có triệu chứng viêm phế quản sau nên đến bác sỹ khám

          - Sốt cao > 38 độ C, kéo dài trên 3 ngày,

          - Ho nhiều, ho nghiêm trọng kéo dài trên 3 tuần, gây mất ngũ,

          - Ho ra máu, có kèm theo chất nhầy đàm màu xanh hoặc vàng,

          - Màu sắc đàm thay đổi, sẩm màu hoặc đậm hơn, đàm xuất hiện nhiều hơn,

          - Người bệnh tim phổi mãn tính, bệnh hen suyễn, suy tim, … tất cả có thể gây thành bệnh viêm phế quản. Các điều kện trên điều có nguy cơ diễn biến thành nhiễm trùng phế quản.

          Khi thấy có những dấu hiệu như trên chúng ta nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và khám điều trị kịp thời

Phạm Minh Vũ- TTYT Đầm Dơi
Video truyền thông
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
  • NHẬN BIẾT SỚM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
  • THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 81
  • Trong tuần: 4 341
  • Tất cả: 970061

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com