image banner
CÀ MAU CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH SỐT RÉT

Bệnh sốt rét làbệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do muỗi Anopheles (muỗi đòn xóc) gây nên, thông qua việc cắn đốt người. Bệnh này có thể gây thành dịch trên diện rộng và luôn có quanh năm nếu chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa.

Cà Mau là một trong những tỉnh đã được công nhận loại trừ bệnh sốt rét từ năm 2022. Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác giám sát ký sinh trùng nên trên địa bàn tỉnh không ghi nhận trường hợp mắc bệnh sốt rét. Tuy nhiên, thời gian gần đây tại một số tỉnh, thành phố đã phát hiện các ca mắc mới đều xuất phát từ việc người dân đi về từ các nước Châu Phi. Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt rét như: Sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt, vã mồ hôi… Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 7 đến 14 ngày. Đây là giai đoạn trong máu có giao bào ký sinh trùng sốt rét. Nếu không được phát hiện sớm và việc điều trị không triệt để, ký sinh trùng sốt rét có thể sẽ tồn tại và lây truyền từ 1 thậm chí đến 3 năm trong cơ thể người bệnh. Nguy hiểm hơn, khi muỗi truyền bệnh sốt rét đã nhiễm ký sinh trùng sốt rét sau khi hút máu người có giao bào khoảng 10 ngày, có thể truyền bệnh đến suốt đời.

Theo bác sĩ Hà Chí Khanh, Phó Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết: “Ai cũng có thể mắc bệnh sốt rét, không giới hạn ở lứa tuổi. Vì thực tế chứng minh cho thấy, hệ miễn dịch đối với bệnh sốt rét là không bền vững và cũng không có sự miễn dịch chéo. Mặc dù sốt rét hiện nay đã có thuốc đặc trị, nhưng vẫn chưa có vắc xin để phòng ngừa. Do vậy, công tác giám sát côn trùng và phòng ngừa vẫn là giải pháp hiệu quả nhất”.

Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh lý khác như cảm cúm, sốt xuất huyết, hay nhiễm trùng đường tiết niệu… Có thể nói, những năm vừa qua, bệnh sốt rét ở Cà Mau nói chung, được kiểm soát khá thành công bởi đã có chương trình phòng chống sốt rét hiệu quả ở các địa phương. Tuy nhiên, là địa bàn có đường biên giới tiếp giáp với nhiều tỉnh bạn và kể cả đường biên giới biển rộng lớn, việc người lao động từ các nơi đổ về làm ăn sinh sống tại các cửa biển hoặc người dân trong tỉnh đi lao động và học tập tại các tỉnh, thành trở về cũng là một trong những nguy cơ làm cho căn bệnh sốt rét quay trở lại. Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xây dựng chương trình giám sát côn trùng trên địa bàn toàn tỉnh, theo tinh thần thực hiện Quyết định số: 4922/QĐ-BYT của Bộ Y tế về “Giám sát và phòng chống bệnh sốt rét”.

Sự nguy hiểm của ký sinh trùng sốt rét là chúng có khả năng "ngủ" trong gan và tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, những người từng mắc sốt rét, đặc biệt là khi sống hoặc làm việc trong các khu vực có nguy cơ cao, cần chú ý đến sức khỏe của mình và không nên chủ quan vì bệnh có thể tái phát bất cứ khi nào.

Bác sĩ Hà Chí Khanh, Phó Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau khuyến cáo: “Với những người có biểu hiện sốt cấp tính kèm theo các yếu tố dịch tễ đi từ nước ngoài về, đặc biệt là các nước hiện đang lưu hành các bệnh sốt rét như các nước Châu Phi, cần ngay lập tức đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ điều kiện để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời”.

Đối với các Trung tâm Y tế địa phương, cần chủ động giám sát tiền sử dịch tễ và phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ sốt rét, nhất là đối với những trường hợp sốt rét xác định, hay sốt rét ác tính. Đồng thời, đẩy mạnh công tác giám sát hoạt động của các phòng xét nghiệm, điểm kính hiển vi các tuyến và cơ sở có nhiệm vụ phòng chống sốt rét, bao gồm lấy lam xét nghiệm, kỹ thuật tiêu bản và kỹ thuật soi phát hiện ký sinh trùng sốt rét.

Phương Vũ
Video truyền thông
  • PHÒNG BỆNH SỐT RÉT QUAY TRỞ LẠI
  • DẤU ẤN CÔNG TÁC Y TẾ VIỆT NAM 2024
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 20.12.2024
  • KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SỞI
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 889
  • Trong tuần: 6 566
  • Tất cả: 1084626

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Trần Hiến Khóa - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com