image banner
Các lưu ý trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ, có một số lưu ý nhỏ trong việc điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết tại nhà. Để tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn, chúng ta cần nắm rõ những điều sau:

Cho người bệnh dùng thuốc đúng cách

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Để làm dịu triệu chứng sốt thì không còn cách nào khác là dùng thuốc hạ sốt, chẳng hạn như paracetamol (hay có tên khác là acetaminophen). Điều cần lưu tâm là khi sử dụng loại thuốc này, bạn phải tuân thủ đúng liều dùng (cho người lớn hay trẻ em) và nhịp sử dụng thuốc nữa.

Khoảng cách dùng thuốc khuyến cáo giữa hai liều liền kề là từ 4 – 6 giờ. Việc tự ý rút ngắn khoảng cách thời gian dùng thuốc hay tăng liều với suy nghĩ để mau khỏi bệnh sẽ càng nguy hiểm hơn. Paracetamoltương đối không độc khi được sử dụng đúng liều lượng nhưng nếu uống quá liều sẽ gây hại cho gan.

Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà bằng thuốc giảm đau hạ sốt, người bệnh tuyệt đối không được dùng aspirin. Loại thuốc này được sử dụng nhiều trong việc chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Do đó, người bệnh sốt xuất huyết không nên dùng vì sẽ làm cho tình trạng xuất huyết diễn ra trầm trọng hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, như xuất huyết dạ dày, nội tạng, việc không cầm máu được sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu trẻ em dùng aspirin sẽ dẫn đến hội chứng Reye liên quan đến não và gan. Biểu hiện là não sẽ bị phù, thoái hóa tế bào thần kinh, suy gan… và có thể gây tử vong cho trẻ.

Cùng “họ hàng” với aspirin là ibuprofen và diclofenac cũng rất thường được dùng trong trường hợp bệnh nhân dị ứng paracetamol. Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng phụ là gây ức chế kết tập tiểu cầu, hoàn toàn không có lợi với bệnh sốt xuất huyết.

Thuốc kháng sinh

Cần lưu ý rằng bệnh sốt xuất huyết là do virus gây ra nên việc dùng kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân là hoàn toàn vô nghĩa. Nguyên nhân là kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm hoặc diệt vi khuẩn mà không có tác dụng với virus.

Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có nhiễm trùng xảy ra và phải có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua kháng sinh uống không những gây lãng phí tiền bạc, mà còn tăng thêm nguy cơ gặp các tác dụng phụ như gây độc cho gan, thận…

Bù nước và điện giải

Khi bị sốt, đặc biệt lại là sốt cao và kéo dài, người bệnh cần phải được bù nước kịp thời. Bạn có thể sử dụng oresol hoặc nước trái cây, nước cháo loãng với muối. Việc pha oresol cần tuân thủ đúng tỷ lệ pha ghi trên bao bì, pha ít hơn hoặc nhiều hơn quy định đều không tốt cho người bệnh.

Người bệnh điều trị tại nhà vẫn cần theo sát theo hướng dẫn sử dụng thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc, hay dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào mà không tham vấn ý kiến của bác sĩ.

 

 

Kim Nguyên
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 382
  • Trong tuần: 4 830
  • Tất cả: 847988

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com