image banner
Chẩn đoán và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Việc chẩn đoán bệnh có thể gặp nhiều khó khăn vì các dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết có thể nhầm lẫn với các bệnh khác, như sốt rét, xoắn khuẩn vàng da leptospira và thương hàn.

Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử, lịch sử du lịch gần đây của bạn. Bạn hãy mô tả chi tiết chuyến đi của mình để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện virus Dengue hoặc các virus tương tự khác, như Zika hoặc chikungunya.

Điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Hiện tại, vẫn chưa có một phương pháp điều trị sốt xuất huyết cụ thể. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước để tránh mất nước khi bạn nôn và sốt cao.

Để giúp giảm đau và hạ sốt, bạn có thể dùng paracetamol. Tuy nhiên, không nên dùng các thuốc kháng viêm không steroid, như aspirin, naproxen hoặc ibuprofen, vì sẽ làm nguy cơ chảy máu của người bệnh.

Trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn cần: Nhập viện để được điều trị; Truyền dịch và chất điện giải; Theo dõi huyết áp; Truyền máu

Trong thời gian phục hồi bệnh, bạn cần theo dõi các dấu hiệu thiếu nước của cơ thể và đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau: Ít đi tiểu; Ít hoặc không có nước mắt; Khô miệng hoặc môi; Người lờ đờ hoặc nhầm lẫn; Da cực kỳ lạnh hoặc ẩm ướt; Phòng ngừa và kiểm soát sốt xuất huyết

Nếu bạn biết mình bị sốt xuất huyết, hãy tránh bị muỗi đốt thêm trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Virus có thể di chuyển trong máu vào thời gian này, do đó bạn có thể truyền virus sang muỗi bi khị đốt. Muỗi nhiễm bệnh sẽ tiếp tục lây truyền cho người khác.

Hiện nay, yếu tố nguy cơ chính khiến một người dễ nhiễm sốt xuất huyết là sống gần khu vực sinh sản của muỗi. Một số biện pháp có thể phòng ngừa bệnh này như: Phòng chống muỗi sinh sản; Không cho muỗi đẻ trứng và sinh sôi bằng cách phát quang bụi rậm quanh nhà, đập nắp chum vại… Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để diệt loăng quăng, bọ gậy. Thường xuyên rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần. Thu gom và bỏ các vật dụng phế thải trong và xung quanh nhà, như chai lọ, mảnh lu vỡ, vỏ dừa, lốp xe cũ,… Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng bát (chén), thường xuyên thay nước bình hoa. Phòng chống muỗi đốt. Mặc quần áo dài tay. Ngủ trong mùng, kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, kem chống mũi hoặc vợt điện diệt muỗi…

Nguyễn Ngân
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 333
  • Trong tuần: 4 403
  • Tất cả: 845824

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com