image banner
Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết ngay từ đầu mùa mưa
Hiện nay đã chính thức bước vào mùa mưa, đây cũng là thời điểm mà các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sẽ có điều kiện bùng phát mạnh như ký sinh trùng: Sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh đường tiêu hóa, bệnh đau mắt đỏ, cảm lạnh, cúm…      

Trong đó, đáng chú ý là căn bệnh sốt xuất huyết (SXH). Bởi hiện nay thời tiết mưa nhiều, môi trường ẩm ướt, nhiều nơi gần với khu vực sinh hoạt của con người, nên có nhiều nguồn nước đọng từ các vật dụng như: Lon, gáo dừa, mãnh lu bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt không được che đậy kỹ… chính là môi trường lý tưởng cho muỗi vằn sinh sôi và gây bệnh cho con người. Bởi tác nhân gây ra căn bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue lây qua đường trung gian muỗi đốt. Sau đó muỗi có thể tiếp tục đốt người bệnh và truyền virus sang cho người lành.Theo số liệu ghi nhận từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cà Mau cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 238 trường hợp mắc SXH, giảm hơn so với cùng kỳ năm trước 61 ca. Các địa phương có số ca mắc nhiều nhất là thành phố Cà Mau; Cái Nước, Thới Bình và Trần Văn Thời.

 

 Bác sĩ Nguyễn Văn Đọc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế Quốc tế - Ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết: “Bệnh SXH có thể sẽ dẫn đến tử vong, nếu đấy là những trường hợp bệnh nhân bị chuyển độ nặng, nhưng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc tự ý sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, nếu người dân biết cách phòng, chống và kịp thời thăm khám ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện thu dung và điều trị bệnh SXH, nếu cảm cảm thấy nghi ngờ mắc phải SXH, thì căn bệnh này cũng không quá nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh SXH hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh SXH không chỉ xảy ra với trẻ nhỏ, mà đối với người lớn cũng không hoàn toàn miễn dịch với loại virus nguy hiểm chết người này. Vì thế, giải pháp tốt nhất chỉ có thể là diệt muỗi, diệt lăng quăng và chủ động phòng, tránh bị muỗi đốt”.

 

Môi trường lý tưởng để cho muỗi vằn trú ẩn là những nơi ẩm ướt, có nhiều bóng tối như: Nơi phơi quần áo trong nhà; các vật dụng tối màu; các góc khuất thiếu ánh sáng; vách nhà được sử dụng bằng cây lá… và điều kiện để cho muỗi vằn có thể sinh sôi và phát triển là các nơi có nguồn nước trong như: Các vật dụng chứa nước sinh hoạt trong gia đình, bể nuôi cá, bình cắm hoa… Đồng thời, bụi rậm quanh nhà cũng là nơi khá lý tưởng để muỗi vằn và các loại ký sinh trùng gây bệnh có môi trường để sinh sôi, phát triển. Đặc tính của loài muỗi vằn là thường hoạt động mạnh vào buổi sáng sớm và chạng vạng tối.

 

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 13
  • Hôm nay: 757
  • Trong tuần: 5 300
  • Tất cả: 1020832

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com