image banner
CHUYỆN VỀ MỘT GIA ĐÌNH BỊ BỆNH PHONG CÙI

    Cho tới bây giờ, sau gần 30 năm kể từ lần đầu khi biết mình bị bệnh phong cùi (bệnh hủi) nhưng ông Nguyễn Văn C. sinh năm 1960, (tên nhân vật được thay đổi) ở  xóm Kênh Tư, thuộc ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời vẫn chưa hết bàng hoàn khi được bác sĩ cho biết mình đã nhiễm phải căn bệnh mà thời kỳ này rất nhiều người vẫn còn kỳ thị, xa lánh.

     Điều bất hạnh đối với gia đình ông Nguyễn Văn C là, cả 6 anh chị em ruột trong cùng một gia đình của ông đều bị nhiễm căn bệnh tai “ương này”. Ông là anh cả trong số đó. Theo ông C cho biết, lúc đầu cơ thể ông chỉ nổi sần đỏ ở những vùng nhạy cảm như  mặt, ở khắp tay chân và không có cảm giác đau, ngứa. Khi tiếp xúc với lửa, không có cảm giác bị nóng. Đây là dấu hiệu của căn bệnh phong, nhưng nhiều người vẫn chủ quan xem thường hoặc không biết. Ban đầu ông C. cứ nghĩ, có thể là do phải thường xuyên lao động vất vả ở ngoài đồng ruộng, việc tiếp xúc với môi trường dơ bẩn nên bị dị ứng da. Thế rồi ngày qua ngày do bận việc ruộng đồng, mãi sau nhiều năm sau ông mới đi khám tại bệnh viện huyện. Bất ngờ ông được các bác sĩ chẩn đón bị mắc bệnh phong, một căn bệnh mà cộng đồng đã lãng quên từ lâu.

    Ông Nguyễn Văn H… sinh năm 1968, em ruột của ông C cho biết: “Lúc đó bản thân tôi cũng đã đi khám, điều trị ở nhiều nơi, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nặng thêm”. Bác sĩ Ngô Thanh Tân, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt - Da liễu của tỉnh nhớ lại, khi đó đã cùng nhiều đồng nghiệp xuống tận địa bàn để thăm khám và kiểm tra các tổn thương di chứng cho gia đình ông C. Bác sĩ Tân chia sẻ: “Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện tổn thương là các sẩn đỏ, ấn chắc, đau tại tổn thương, kích thước đa dạng từ 1-3cm, phân bố rải rác khắp vùng mặt, tay chân, thân mình. Khám thần kinh cảm giác nóng bệnh nhân bình thường, không sờ thấy các dây thần kinh nông sưng to, nhưng mu bàn tay 2 bên của bệnh nhân khô, mất bóng, thị lực kém. Dù không điển hình nhưng nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh phong - một căn bệnh da liễu trước đây rất phổ biến ở Việt Nam. Sau đó, các bác sĩ đã chỉ định xét nghiệm rạch dái tai tìm vi khuẩn phong và kết quả dương tính”.

    Mặc dù đã được điều trị tích cực từ Chương trình phòng chống phong, nhưng do phát hiện muộn, các cơ ngón tay, ngón chân bắt đầu dị dạng, co rút lại, nhiều nơi xuất hiện lỗ đáo, lỡ loét… các thành viên trong gia đình ông C đều bị di chứng. Việc đi lại, sinh hoạt vô cùng khó khăn, gần như mất hoàn toàn khả năng lao động. Riêng ông H đã buộc phải tháo khớp chân, do vết thương bị hoại tử khá nặng. Việc cầm nắm vật dụng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày cũng khá vất vả.

    Theo bác sĩ Lê Chí Vững, Trưởng Trạm y tế xã Khánh Hải thì: “Hiện nay nhiều anh chị em trong gia đình của ông C đều không thể lập gia đình, do mất khả năng sinh sản từ di chứng của căn bệnh phong lâu năm. Cuộc sống khó khăn, chủ yếu chỉ dựa vào mức hỗ trợ gần 1 triệu đồng mỗi tháng của nhà nước dành cho người tàn tật”. Mặc dù qua nhiều lần xét nghiệm tất cả đều đã âm tính (tức không còn vi khuẩn phong), nhưng do di chứng khá nặng, nên mỗi khi trái gió, trở trời đều khiến cho bệnh nhân luôn bị đau nhứt dữ dội.

    Bác sĩ Ngô Thanh Tân, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh Cà Mau khuyến cáo, hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh phong mang lại hiệu quả cao. Do vậy, tỷ lệ mắc bệnh phong tại Việt Nam hiện cũng đang ở mức rất thấp. Tuy nhiên, do nhiều trường hợp mắc bệnh phong được chẩn đón muộn, nên thường để lại di chứng tàn tật suốt đời cho bệnh nhân và đồng thời còn có thể tạo thành các ổ dịch trong cộng đồng. Vì thế, kể cả bệnh nhân và các bác sĩ tuyến cơ sở không được mất cảnh giác với loại bệnh lý này. Một khi đã nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh phong, cần phải chuyển tới các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm tạo điều kiện để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời nhất có thể. 

Phương Vũ
Video truyền thông
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 568
  • Trong tuần: 5 671
  • Tất cả: 831557

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com