image banner
Đầm Dơi chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết đầu mùa mưa

   Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bùng phát, trong đó có bệnh sốt xuất huyết (SXH). Đây là bệnh có thể phòng tránh, nhất là trong thời điểm các loại dịch bệnh khác đang còn diễn biến phức tạp, càng không thể để “dịch chồng dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, Trung tâm Y tế Đầm Dơi đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống SXH ngay từ đầu năm. Đặc biệt đã xây dựng các chiến dịch diệt lăng quăng trong công đồng, tiếp tục tuyên truyền cả hệ thống chính trị tham gia cùng ngành y tế huyện tham gia công tác phòng chống dịch chủ động trong đầu mùa mưa không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn.

  Sau khi thành lập đoàn kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có bệnh SXH nói riêng, 16/16 đơn vị xã, thị trấn có sự chuẩn bị khá tốt. Tất cả các xã thị trấn xây dựng kế hoạch hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết 15/6/2023

   Tính ngày 29/6, Đầm Dơi có 54 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng 70% so cùng kỳ 2022. Từ đó công tác giám sát, điều tra véc tơ về chỉ số lăng quăng, chỉ số muỗi tại cộng đồng trên địa bàn huyện đảm bảo tốt đúng quy định, tránh tiềm ẩn nhiều nguy cơ muỗi gây bệnh phát triển. Để chủ động phòng SXH khi mùa mùa mưa, Trung tâm Y tế Đầm Dơi đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh SXH, như: kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh; dự trù thuốc, hóa chất sẵn sàng chống dịch; bố trí và ổn định nhân lực tham gia hoạt động phòng chống dịch SXH tại cộng đồng; cung cấp thông tin, tập huấn kỹ năng giám sát, xử lý ổ dịch cho nhân viên y tế và các lực lượng khác tham gia công tác phòng chống dịch tại địa phương. Đồng thời chỉ đạo bộ phận phụ trách phối hợp các bộ phận liên quan điều tra chỉ số côn trùng tại các xã, thị trấn trọng điểm để đưa ra nhận định tình hình, nếu những địa phương có chỉ số muỗi, lăng quăng cao có kế hoạch sẽ được phun hóa chất chủ động phòng ngừa SXH; chỉ đạo 16 trạm y tế xã, phường đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh SXH; triển khai chiến dịch diệt lăng quăng hưởng ứng ngày ASEAN, phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể vệ sinh môi trường khơi thông cống rãnh…

   Tại xã Tân Duyệt, bên cạnh việc tích cực phòng chống dịch bệnh COVID-19, Trạm Y tế xã Tân Duyệt đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, cộng tác viên tích cực thực hiện các biện pháp thăm hộ gia đình, yêu cầu mỗi gia đình phải ký cam kết diệt lăng quăng, bọ gậy. Bác sĩ Trần Quốc Đoàn, trưởng Trạm Y tế xã Tân Duyệt cho biết: “Từ đầu năm 2023 đến nay trên địa bàn có xảy ra 03 trường hợp đơn lẻ mắc bệnh SXH so cùng kỳ 02 trường hợp tăng 50%, không hình thành ổ dịch. Tuy nhiên, do lo ngại dịch SXH bùng phát mạnh vào mùa mưa nên trạm y tế xã đã thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh của xã về các dấu hiệu nhận biết bệnh SXH để người dân phòng bệnh. Đồng thời vận động người dân tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường, ngăn chặn sự sinh sản, phát triển của muỗi”.

   Theo bác sĩ Huỳnh Xuân Thăm, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, HIV/AIDS và CBXH Trung tâm Y tế Đầm Dơi cho biết: SXH là bệnh lưu hành quanh năm. Tuy nhiên, khi mưa xuống tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, chúng không đẻ nơi ao tù, nước thải, cống như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành lu, hũ và có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì trứng đó lập tức phát triển thành lăng quăng rồi thành muỗi. Chính vì tập tính đẻ trứng như vậy nên muỗi truyền bệnh SXH có khả năng sinh sản mạnh và phát triển vào mùa mưa. Hàng năm cứ mùa mưa đến thì bệnh SXH lại có chiều hướng gia tăng, bệnh thường phát triển mạnh từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 và đỉnh dịch từ tháng 7 đến tháng 10.

   Trong bối cảnh cả nước, nhất là ngành y tế đang cũng cố các quy định nhằm chuyển dịch bệnh COVID-19 từ nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, nếu lơ là phòng chống SXH, nguy cơ dịch lây lan và bùng phát rất nhanh, gây tình trạng “dịch chồng dịch”. Vì vậy, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế, mỗi người dân bên cạnh việc phòng chống dịch các loại dịch bệnh khác, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh SXH: ngủ màn kể cả ban ngày, diệt muỗi, diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thay bình hoa, bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt côn trùng vào bát nước kê chân chạn; loại bỏ các vật phế thải xung quanh nhà…

  Đối với trường hợp khi đã mắc bệnh SXH, trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng. Cho nên người bệnh khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột 39 đến 40 độ C, kéo dài từ 2 ngày trở lên, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, có thể nổi mẩn, phát ban…cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bs. Nguyễn Tấn Lực
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 284
  • Trong tuần: 4 259
  • Tất cả: 854816

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com