image banner
ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ HẠN CHẾ BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM
Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ gia tăng mạnh tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, ngoài thực hiện công tác phòng, tránh ngoài cộng đồng hiện các cơ sở y tế đang tăng cường công tác sàng lọc và điều trị, nhằm tránh trường hợp điều trị muộn, điều trị không đúng cách gây gây hưởng đến thị lực.

Những ngày gần đây số ca mắc bệnh đau mắt đỏ liên tục gia tăng, theo báo cáo của Bệnh viện Mắt – Da liễu đến ngày 28/3/2023, toàn tỉnh ghi nhận hơn 17.700 ca mắc bệnh đau mắt đỏ, cao điểm có ngày toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca. Tập trung nhiều ở thành phố Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh… Ngành Y tế đã tăng cường các biện pháp phòng, chống, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh. Đồng thời phối hợp với các điểm trường tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh cho giáo viên phụ huynh. Bác sĩ Nguyễn Chí Tân, Trưởng Khoa Điều trị mắt, Bệnh viện Mắt – Da liễu tỉnh Cà Mau cho biết  “Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đã bùng phát trên địa bàn tỉnh với số lượng mắc rất nhiều, đặc biệt là đối với những trẻ trong trường mầm non, mẫu giáo, trường tiểu học. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ là khi phát mắt bị đỏ, xốn cộm, chảy nước mắt, sau 6 đến 12 giờ thì sẽ lây sang mắt thứ 2, mí mắt sưng phù và ngủ đến thức dậy mắt khó mở ra”

     Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, rất dễ lây lan trong cộng đồng và bùng phát thành dịch, đặc biệt là những nơi tập trung đông người, trường mầm non, mẫu giáo là trường tiểu học. Tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau

số trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ đến khám và điều trị liên tục tăng, trung bình mỗi ngày khám từ 70 đến 80 ca. Bác sĩ Huỳnh Sơn Hải, Phó trưởng Khoa Liên chuyên khoa, Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau nói “Thời gian gần đây số lượng trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ đến bệnh viện khám gia tăng, trẻ trong trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học là rất dễ mắc, do trẻ tiếp xúc gần. Khi trẻ mắc đau mắt đỏ cần đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời, nếu điều trị trễ sẻ để lại biến chứng ảnh hưởng đến thị lực”.

anh tin bai

    Để tăng cường phòng bệnh và điều trị hiệu quả bệnh đau mắt đỏ, Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện công và bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, tổ chức tốt việc khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân theo phác đồ của Bộ Y tế, nhằm hạn chế thấp nhất trường hợp làm lây lan dịch bệnh và biến chứng nặng. Bác sĩ Nguyễn Chí Tân, Trưởng Khoa Điều trị mắt, Bệnh viện Mắt – Da liễu tỉnh Cà Mau “Người bệnh nên giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay, lau mặt bằng khăn sạch riêng và tránh tiếp xúc với những người xung quanh. Không tự ý nhỏ thuốc vào mắt khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa, không điều trị bằng phương pháp dân gian như: Đắp lá cây, đắp thuốc nam vào mắt và phải đến sơ sở y tế khám ngay nếu thấy mắt bị mờ và đau nhức”.

     Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, người mắc bệnh vẫn có thể mắc lại, bệnh đau mắt đỏ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Vì vậy, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng, chống và khi đã mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 394
  • Trong tuần: 4 369
  • Tất cả: 854926

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com