image banner
HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH PHONG

        Trước đây bệnh phong (cùi, hủi) được coi là căn bệnh nằm trong “tứ chứng nan y, rất khó cứu chữa, nhưng hiện nay căn bệnh này đã có thuốc đơn hóa trị liệu, đa hóa trị liệu... nên nhiều bệnh nhân phong đã được chữa trị kịp thời, chống lây nhiễm trong cộng đồng. Đây được xem là sự thành công đáng kể trong công tác phòng, chống căn bệnh phong của nền y học đương đại.

     Nhìn lại giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1998, bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh Cà Mau phát hiện mới từ 100 đến 150 ca bệnh phong. Sau khi thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo 03 tiêu chí của Bộ Y tế vào năm 2000. Từ đó đến nay, hoạt động phòng chống bệnh phong của tỉnh tiếp tục được duy trì và gần như không phát hiện thêm bệnh nhân phong mới. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 349 đối tượng đang được quản lý và chăm sóc sau giám sát theo chương trình phong của Bộ Y tế tại 9 huyện, thành phố của tỉnh. Hiện tại, tất cả các bệnh nhân phong tàn tật đều được chăm sóc, hướng dẫn để  phòng tránh tàn tật và được hỗ trợ thuốc men, dày dép, kính bảo vệ mắt và các dụng cụ thiết yếu khác.

       Thực tế cho thấy, để công tác phòng, chóng bệnh phong đạt được hiệu quả như hiện nay, thì ngoài việc giám sát cộng đồng, công tác thường xuyên củng cố mạng lưới hoạt động chuyên khoa da liễu từ tỉnh đến các huyện, thành phố và trạm y tế xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát và các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho cán bộ chuyên khoa cũng được đặc biệt chú trọng. Thông qua các lớp tập huấn cho người tình nguyện, tập huấn cho đội ngũ y, bác sĩ đa khoa trong toàn tỉnh, nâng cao kiến thức cơ bản về bệnh phong giúp phát hiện sớm bệnh phong khi chưa tàn tật. Công tác khám, phát hiện bệnh phong ở tuyến huyện, thành phố thường xuyên được lồng ghép trong các chương trình y tế chung vừa hiệu quả, vừa đỡ tốn kém về nhân lực và kinh phí.

          Bác sĩ Đào Duy Thanh, phụ trách chương trình thăm khám, sàng lọc bệnh nhân phong, thuộc Bệnh viện Mắt - Da Liễu tỉnh Cà Mau cho rằng: “Đối với bệnh nhân phong, sau khi được chẩn đoán xác định mắc bệnh. Người bệnh cần được đưa ngay vào đa hóa trị liệu nhằm tránh những tàn tật có thể mắc phải. Bệnh nhân hằng tháng sẽ được cán bộ chuyên trách phong của Trung tâm Y tế huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn đến thăm khám, cấp phát thuốc, theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng và được hướng dẫn cách tự chăm sóc phòng tránh các thương tích trong đời sống hằng ngày”.

        Ngoài ra để làm tốt công tác phòng, chống bệnh phong trên địa bàn, hướng tới mục tiêu loại trừ hoàn toàn bệnh phong quy mô cấp huyện. Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đã tích cực phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tổ chức các đợt khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân phong mới và bệnh da liễu cũng như cấp thuốc miễn phí và tư vấn cách phòng tránh một số bệnh phong, da liễu hay gặp cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tất cả người dân đến khám đều được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại kem dưỡng da và xà phòng hợp lý; hướng dẫn cách thức sử dụng thuốc, chăm sóc da và các biện pháp phòng tránh một số bệnh da thường gặp.

       Bà Cao Thị P… 63 tuổi, ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh bị lây nhiễm từ việc chăm sóc cho người con trai cả bị bệnh phong. Nguyên nhân là do con bà được phát hiện bệnh muộn, nên bị di chứng lỗ đáo. Bà P cho biết: “Ban đầu tôi có các vết sần đỏ, nghĩ là bị nấm ngoài da nên cứ mua các loại thuốc bôi da, nhưng không hết. Vừa rồi, được các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt - Da liễu của tỉnh đến thăm, khám và cấp thuốc uống, thuốc bôi da bây giờ tại các vết sần của tôi đã có cảm giác biết đau”.

       Rõ ràng, việc phát hiện sớm, điều trị sớm, chăm sóc, quản lý, theo dõi chặt chẽ và nâng cao nhận thức về bệnh phong trong cộng đồng, chính là những cơ sở để Cà Mau loại trừ bệnh phong trong tương lai gần. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền bệnh phong qua các kênh thông tin đại chúng, có hình thức tuyên truyền  phù hợp ở những vùng bà con dân tộc ít người, cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh phong, tích cực khám sàng lọc, để phát hiện sớm bệnh phong có thể còn tiềm ẩn trong cộng đồng.

      Mục tiêu tiếp theo của tỉnh Cà Mau, là đưa kiến thức bệnh phong vào trường học, tiếp tục tuyên truyền kiến thức bệnh phong cho đối tượng học sinh; củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống phong các cấp; tập huấn cho cộng tác viên kỹ năng nhận biết bệnh phong, quản lý điều trị, giáo dục y tế và chăm sóc tàn tật cho người bệnh tại nhà; tập trung khám phát hiện, điều trị tại nhà đúng phác đồ, đủ liều cho tất cả bệnh nhân phong, phấn đấu 100% cán bộ lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể, giáo viên, học sinh và người dân có hiểu biết đúng về bệnh phong.

Hiền Sĩ
Video truyền thông
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 613
  • Trong tuần: 5 457
  • Tất cả: 830759

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com