image banner
Hướng đến môi trường sống không bệnh lao
     Tại Cà Mau bệnh lao vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, trung bình mỗi năm ghi nhận mới khoảng 1.500 bệnh nhân lao, bệnh lao kháng thuốc và siêu kháng thuốc ngày càng phổ biến. Bệnh lao xuất hiện ở hậu hết các địa phương, song tập trung đông vẫn là địa bàn thành phố Cà Mau.

         Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021 (báo cáo Global Tuberculosis Report 2022 – WHO). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa – nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của hơn 12.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.

          Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện và báo cáo mới chỉ đạt 60%, có nghĩa là có tới 40% số bệnh nhân lao chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa được báo cáo. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, ~ 70% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng thuốc sử dụng phác đồ ngắn hạn. Các công nghệ mới, thuốc mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng thuốc. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của gần 12.000 người/năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.

          Dự án ACT5, đánh giá hiệu quả và an toàn của mô hình chẩn đoán và điều trị phổ cập lao tìm ẩn kết hợp phát hiện chủ động các ca bệnh lao trong việc làm giảm tỷ lệ mắc lao trong cộng đồng là dự án tiếp nối thành công của Dự án ATC3 (Dự án Đánh giá phương pháp phát hiện lao chủ động tại cộng đồng sử dụng Gene Xpert MTB/RIF trong việc giảm tỷ lệ hiện mắc lao tại tỉnh Cà Mau) được xem là một trợ lực quan trọng nhằm giảm tác hại của bệnh lao trong cuộc sống.

          Hiện tại Dự án ACT5 sẽ thực hiện tại tất cả 9 huyện/thành phố tại tỉnh Cà Mau, với 208 khóm/ấp được chọn tương đương hơn 20% dân số, ước tính có khoảng 165.000 dân được sàng lọc và 16.000 dân được điều trị lao tiềm ẩn. Dự án sẽ thực hiện lấy mẫu ngay tại cộng đồng người dân (khóm/ấp). Từ đó, giúp nâng cao khả năng tiếp cận và tỷ lệ tham gia, nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở trong công tác phòng chống bệnh lao. Đồng thời, giúp phát hiện sớm, điều trị và giảm tỷ lệ mắc lao trong cộng đồng, tiến tới xóa bỏ bệnh lao vào năm 2030.

          Bác sĩ Trần Hiến Khóa, Giám đốc Bệnh vin Lao và Bệnh phổi Cà Mau cho biết: Mục tiêu của ACT5 chính là tìm ra cách tiếp cận mới phổ cập chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn kết hợp phát hiện các ca mắc lao hoạt động trong cộng đồng với quy mô lớn và mang tính bền vững. Dự kiến việc triển khai mô hình này sẽ có thể làm giảm 75% ca mắc lao trong cộng đồng.

          Từ việc triển khai thực hiện Dự án mang tính chiến lượt, đến những chương trình hành động phòng chống bệnh lao, các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong đó chú trọng hoạt động truyền thông để người dân nắm và hiểu biết về bệnh lao. Song với góc nhìn tổng thể, tình hình bệnh lao đã và đang là một thách thức lớn. Khi mà công tác đẩy lùi bệnh lao trong tương lai còn đó những khó khăn.

          Theo tính toán của các nhà dịch tể học, để kiểm soát được bệnh lao thì tỷ lệ thử đàm tìm bệnh phải đạt tối thiểu 1% dân số của cộng đồng. Việc tỷ lệ thử đàm tìm bệnh tại địa phương đã qua, có những năm tỷ lệ rất thấp (0,6% dân số), làm cho số lượng bệnh nhân thời gian qua tại Cà Mau luôn được phát hiện thấp, nhưng tỷ lệ phát hiện trên số người được thử và số bệnh nhân được phát hiện muộn, bệnh nặng luôn có tỷ lệ cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình bệnh lao ở Cà Mau vẫn còn diễn biến phức tạp.

          Cùng với đó, nhiều nơi, nhiều lúc nhân viên tuyến huyện và tuyến xã thiếu kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống lao (do thay đổi nhân sự). Một bộ phận nhân viên chưa yên tâm, chưa nhiệt tình công tác trong chuyên ngành lao. Chưa chú trọng kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Chưa ứng dụng kỹ thuật cao trong công tác phát hiện... Đây là những mặt tồn tại làm giảm chất lượng trong chiến lược đẩy lùi bệnh lao tại Cà Mau được đút rút từ thực tiễn trong thời gian qua.

          Tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị có hiệu quả bệnh lao được xem là một giải quan trọng được xác định trong chiến lược phòng chống bệnh lao tại Cà Mau tầm nhìn đến 2030. Theo đo, các cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bệnh lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi các tuyến chủ trì, phối hợp với các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa khác và y tế ngoài công lập bảo đảm hướng dẫn, giám sát việc cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao có chất lượng cho mọi người dân;

          Tiến hành thành lập các bàn khám chuyên khoa hô hấp (lao và bệnh phổi) tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Đồng thời, bố trí nhân lực phù hợp để đảm bảo các bàn khám này hoạt động có hiệu quả.Tăng tỷ lệ người nghi lao được thử đàm tìm bệnh...

          "Cùng với đó, tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. Xây dựng kế hoạch để chủ động tiếp cận các kỹ thuật đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng nhằm phổ cập dịch vụ khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao toàn diện. Đồng thời, sử dụng tối ưu các kỹ thuật truyền thống để khám, chữa và phòng bệnh lao đạt hiệu quả trong điều kiện Việt Nam", bác sĩ Trần Hiến Khóa cho biết thêm.

          Theo những gì đã hoạch định, tỉnh Cà Mau phấn đấu đến năm 2025 sẽ giảm 50% tỉ lệ mới mắc vào năm 2025 so với 2018; Giảm 75% tỉ lệ tử vong do lao vào năm 2025 so với 2018; Duy trì tỉ lệ mắc lao kháng thuốc dưới 3% trong tổng số ca lao mới; Giảm 50% số gia đình phải chịu chi phí thảm họa do lao vào năm 2025 so với năm 2018.

          Đến năm 2030 tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.

Lê Kim
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 375
  • Trong tuần: 4 350
  • Tất cả: 854907

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com