image banner
NGUY CƠ LÂY LAN DỊCH BỆNH TRONG CƠ SỞ KHÁM, ĐIỀU TRỊ
Dịch bệnh truyền nhiễm dự báo vẫn diễn biến khó lường trong thời gian tới và tiếp tục có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao đối với những nơi tập trung đông người, đặc biệt là tại các cơ sở khám, điều trị bệnh.

Lãnh đạo Sở Y tế đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hiển

Tính đến ngày 12/8/2024, tỉnh Cà Mau đã ghi nhận hơn 330 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, hơn 730 mắc bệnh tay chân miệng, 14 ca bệnh sởi và 01 ca mắc bệnh rubella. Theo nhận định của ngành Y tế đối với các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: Bệnh Sởi, rubella, bệnh bạch hầu sẽ lây lan rất nhanh và nguy cơ bùng phát thành dịch nếu các địa phương không kiểm soát tốt dịch bệnh. Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Trần Quang Khóa, Phó Giám đốc Sở Y tế Cà Mau cho biết “Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp cụ thể như các dịch bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi, bạch hầu, ho gà… Đây là các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ lây lan rất cao nhất là bệnh lây qua đường hô hấp. Tại các cơ sở khám, điều trị bệnh là nơi rất dể lây lan dịch bệnh”.

          Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp ngoài cộng đồng, người mắc bệnh hoặc người mang mầm bệnh đến các cơ sở y tế để khám bệnh, đây là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh, nhất là đối với nhân viên y tế, trẻ em và người có miễn dịch kém. Bác sĩ Huỳnh Thúy Hằng, Trưởng khoa Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau nói “Bệnh sởi, rubella đây là các bệnh lây qua đường hô hấp từ dịch tiết mũi, họng từ người bệnh sang người lành. Các bệnh này có khả năng lây truyền rất là cao, nhất là trong bệnh viện vì trong bệnh viện có nhiều trẻ bến khám bệnh, đối với những trẻ đang điều trị tại bệnh viện thì có miễn dịch thấp rất dễ mắc bệnh”.

anh tin bai

          Trẻ điều trị tại phòng cách ly của Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau

 

Tại các Trạm y tế, Phòng khám Đa khoa khu vực, các Bệnh viện và Trung tâm Y tế có giường bệnh là nơi có nguy cơ rất cao, nhất là tại các khu vực ngồi chờ, thang máy, hành lang là nơi tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh. Với số lượng người qua lại đông đúc, việc kiểm soát vệ sinh và giữ khoảng cách an toàn là rất khó. Bác sĩ Hà Thanh Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời cho biết “Khi người dân đến khám bệnh sẽ có bộ phận sàng lọc ban đầu để phân luồng các bệnh truyền nhiễm hạn chế lây nhiễm cho người khác. Bệnh viện bố khu vực điều trị bệnh truyền nhiễm riêng biệt và có lối đi riêng từ khu khám xuống khu điều trị, đảm bảo các quy trình phòng, chống dịch và lây nhiễm chéo trong bệnh viện”.      

          Khi dịch bệnh lây lan trong cơ sở khám, chữa bệnh đây sẽ là ổ dịch nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và sẽ dẫn đến áp lực lớn đối với ngành Y tế. Do đó, việc phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo đang được các cơ sở khám, điều trị bệnh đặc biệt quan tâm.

Minh Khang
Video truyền thông
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
  • NHẬN BIẾT SỚM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
  • THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 55
  • Trong tuần: 4 315
  • Tất cả: 970035

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com