image banner
Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Bệnh Viêm kết mạc cấp, dân gian thường gọi Đau mắt đỏ,  là tình trạng mô trong suốt lót bề mặt bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài mắt bị viêm đỏ. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng gồm trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh này xảy ra quanh năm, nhất là khoảng thời gian chuyển từ mùa hè sang mùa thu, rất dễ lây và lan rộng thành dịch.

Tại địa bàn Cà Mau, từ đầu tháng 9 đến nay, theo thống kê bệnh nhân đến khám do tình trạng viêm kết mạc (Đau mắt đỏ) tăng cao. Tính đến ngày 20/9/2023 số ca mắc toàn tỉnh là 3.889 ca, xảy ra ở tất cả các huyện, nhiều nhất là huyện Trần Văn Thời 749 ca, Cái Nước 467 ca, Đầm Dơi 443 ca,...Tại huyện Đầm Dơi, số ca mắc rải đều các xã – thị trấn, số ca mắc không chênh lệch nhiều giữa các địa bàn.

Nguyên nhân gây bệnh do nhiều nguồn, thường gặp là virus, vi khuẩn, chất gây dị ứng và nhiều tác nhân khác. Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu ở một mắt sau đó lây sang mắt bên kia. Với các biểu hiện bệnh thường gặp nhất là: Đỏ một hoặc cả hai mắt; Ngứa một hoặc cả hai mắt, cảm giác có sạn ở trong mắt; Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt; Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Có thể kèm theo các triệu chứng: Sốt nhẹ, ho, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).

Viêm kết mạc thường lành tính, ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc làm giảm thị lực. Hơn nữa, đau mắt đỏ có thể gây ra một số biến chứng khác nếu bệnh kéo dài hoặc điều trị không đúng cách. Với trẻ em và người lớn, bệnh gây viêm, loét giác mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Khi phát hiện triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn. Không nên tự điều trị bằng biện pháp dân gian, không tự dùng thuốc (đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh) khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế; Người bệnh nên chú ý vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày, dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế; hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh cho họ; Người bệnh sử dụng riêng đồ dùng cá nhân: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khẩu trang, kính,..; nếu có thể hãy tự vệ sinh đồ dùng bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn.

Đặc biệt, cần đến gặp Bác sĩ chuyên khoa mắt ngay, nếu thấy các biểu hiện: Mắt đau nhức nhiều hoặc đỏ nhiều, cộm như có cát trong mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, có nhiều chất dịch màu vàng hoặc xanh chảy ra từ mắt, sốt, ớn lạnh, bệnh không giảm sau 7 ngày.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, thông thường trong nhà có một người bị bệnh thì hầu hết các thành viên còn lại cũng sẽ bệnh nếu chúng ta không thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Để phòng chống bệnh đau mắt đỏ lây lan, cần thực hiện các biện pháp sau:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc các bề mặt có dính dịch tiết của người bệnh hoặc sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt cho người bệnh; Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khẩu trang, kính mắt,...; dùng xà phòng hoặc chất sát khuẩn vệ sinh đồ dùng cá nhân của người bệnh;

anh tin bai

Không đưa tay dụi mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn; Vệ sinh mắt, mũi, miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường; Người bệnh hoặc người nghi bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác; Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi điều độ để tăng sức đề kháng.

Với trẻ nhỏ, người lớn nên hạn chế hôn lên mặt, mũi, miệng của trẻ. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu bé rất dễ nhiễm bệnh từ nụ hôn của người lớn mang lại.

Trước tình hình bệnh tăng cao, gây ảnh hưởng đến học tập, làm việc của người dân. Trong thời gian tới, Trung tâm Y tế huyện Đầm Dơi chỉ đạo Phòng khám ĐKKV, Trạm Y tế xã,thị trấn thực hiện công tác truyền thông trong trường học, và cộng đồng bằng nhiều biện pháp để người dân nắm được các kiến thức cơ bản về phòng bệnh, chăm sóc khi bệnh.

Ái Nguyền- TTYT Đầm Dơi
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 270
  • Trong tuần: 4 245
  • Tất cả: 854802

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com