image banner
Phân loại bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính với nhiều diễn biến phức tạp khôn lường. Hơn nữa, dịch sốt xuất huyết lại đang bùng phát trên diện rộng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc điều trị bệnh cũng cần hết sức được chú trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Sốt xuất huyết với biểu hiện bằng những cơn sốt cao, kèm theo những triệu chứng như nóng, lạnh, nổi gai ốc. Nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng có thể gây tử vong như: xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi.

Với thể nhẹ, bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn có thể được điều trị tại nhà. Nhưng việc cần dùng thuốc thế nào, chế độ dinh dưỡng ra sao hay việc tắm rửa cho bệnh nhân có cần thiết không, tất cả những điều đó không phải ai cũng biết.

Như đã biết, bệnh sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số biến chứng có thể kể đến như: sốc mất máu, suy gan – thận, xuất huyết nặng… thì nguy cơ gây tử vong cũng rất cao.

Thế nhưng, không phải khi nào người bệnh bị sốt xuất huyết bác sĩ cũng yêu cầu nằm viện để theo dõi và điều trị. Có những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và vừa, bệnh nhân có thể được cho thuốc và tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà. Đôi khi bác sĩ sẽ cho lịch hẹn tái khám để làm thêm các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho công tác chữa bệnh.

Để biết được bệnh nhân sốt xuất huyết như thế nào mới có thể được điều trị tại nhà, căn cứ trên phân loại mức độ bệnh của Bộ Y tế Việt Nam, người ta chia thành 4 mức độ như sau:

Độ I: Sốt kéo dài 2 – 7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.

Độ II: Như độ I nhưng kèm theo có những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.

Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.

Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, lạnh chân tay.

Ngoài ra, còn cần dựa trên các biểu hiện lâm sàng, nhất là theo dõi trong ba ngày đầu tiên. Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ I và II điều trị tại nhà. Với trường hợp III và IV, người bệnh cần phải nằm viện thể điều trị.

 

Dương Tú
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 567
  • Trong tuần: 5 043
  • Tất cả: 848858

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com