image banner
PHÒNG TRÁNH BỆNH MÙA HÈ CHO TRẺ

Hiện nay đã bước vào mùa hè. Đây là lúc trẻ nhỏ được tự do nô đùa thỏa thích mà ít chịu sự quản lý của cha mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thời tiết nóng, ẩm đối với khu vực Nam bộ nắng nhiều mà mưa cũng nhiều. Kiểu thời tiết cực đoan như vậy nên rất dễ phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ, do sức đề kháng của trẻ còn yếu nhưng lại thường xuyên phải hoạt động ngoài trời.

Đây là cơ hội để cho các loại vi rút, siêu vi rút và thậm chí là các loại ký sinh trùng sẽ có điều kiện phát triển và tấn công gây bệnh cho con người, mà đối tượng phổ biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, do các hoạt động thể chất ngoài trời nhiều, tình trạng cơ thể trẻ nhỏ sẽ tiết mồ hôi để làm mát, cơ thể đẩy nhanh cơ chế trao đổi chất càng làm cho trẻ dễ bị mệt mỏi, mất nước làm cho nòng độ trong máu suy giảm, độ kết dính trong máu cũng tăng cao từ đó gây ra một số dịch bệnh mùa hè, mà điển hình như: Cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy…

Bác sĩ Huỳnh Văn Tạo, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời cho biết: “Kể từ đầu tháng 5 cho đến nay, bình quân mỗi ngày đơn vị chúng tôi đã phải tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 150 trường hợp bệnh nhi mắc các căn bệnh có liên quan đến thời tiết mùa hè. Nhiều nhất vẫn là bệnh tiêu chảy, cảm sốt”.

Cũng theo bác sĩ Huỳnh Văn Tạo: “Tuy không phải là những căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng đối với các bệnh truyền nhiễm mùa hè nếu chủ quan không có cách để phòng, tránh đúng cách thì cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến những biến chứng rất nặng. Nghiêm trọng hơn, có thể còn nguy cơ tử vong, do một số căn bệnh hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, trong khi chi phí cho việc điều trị sẽ rất tốn kém”.

Chị Trần Mộng Linh, ấp Kênh Giữa, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời có con trai 8 tuổi bị cảm sốt do ảnh hưởng thời tiết, đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Từ lúc nghỉ hè cho đến nay, cháu được tự do đi bơi lội cùng các bạn trang lứa trong xóm, nhiều lúc ngay cả khi buổi trưa trời còn nắng nóng khá gay gắt. Mấy ngày nay cháu bị nóng sốt liên tục, tôi cũng cho cháu uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm. Đến khi đưa cháu vào bệnh viện, được các bác sĩ cho biết cháu bị cảm sốt, sốc nhiệt, mất nước… được điều trị kịp thời, nên đến nay tình hình sức khỏe của cháu cũng đã dần ổn định hơn nhiều”.

Thật ra, bệnh cảm cúm không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng nó có thể sẽ gây ra một số biến chứng về lâu dài cho người bệnh, làm cho viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc là nguyên nhân chính gây ra một số căn bệnh mạn tính cho trẻ nhỏ về sau, thậm chí là đối với cả người cao tuổi. Bởi nếu bệnh trở nặng sẽ gây biến chứng vào phế quản, phổi gây viêm phế quản, làm cho cơ thể con người bị mệt mỏi, khó thở nhất là đối với trẻ nhỏ, khiến cho trẻ hay bị quấy khóc. Riêng đối với phụ nữ mang thai, nếu bị nhiễm cúm ở vào giai đoạn của 3 tháng đầu thai kỳ, sẽ làm cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Tuy vậy, ở những bệnh nhân có dấu hiệu cúm tái đi, tái lại nhiều lần nhưng không phải là bệnh cúm, rất có thể dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh thông thường khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang…

Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, là các bậc phụ huynh nên hết sức chủ động phòng, tránh căn bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Vì đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và nó có thể truyền từ người này, sang người khác. Căn bệnh nguy hiểm này không chỉ gây bệnh cho trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng có thể bị phơi nhiễm, vì mùa hè cũng là mùa mưa nên môi trường ấm ướt khá thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển và gây bệnh cho con người. Thường bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn như: Sốt; giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Bên cạnh đó, hiện nay bệnh tay chân miệng không chỉ bùng phát ở trẻ nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng có thể bị nhiễm. Bệnh lây lan qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với người lành và người bị nhiễm bệnh như: Dịch mũi, dịch họng, nước bọt… biến chứng của bệnh có thể làm cho bệnh nhân bị viêm màng não, đe doạn đến tính mạng. Do vậy, để phòng tránh căn bệnh tay chân miệng nói riêng và một số căn bệnh mùa hè nói chung, các bậc cha mẹ cần phải hết sức chú ý đến việc vệ sinh thường xuyên cơ thể của trẻ, dọn dẹp gọn gàng nơi ở của gia đình, phòng nghỉ của trẻ; thường xuyên tẩy trùng nhà cửa, đồ chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường. Nên hạn chế tối đa việc cho trẻ mút ngón tay, cho đồ chơi vào trong miệng. Đồng thời phải theo dõi hiện tượng trẻ bị sốt, nếu đang là trong vùng có dịch, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp nếu trẻ có các dấu hiệu bị nóng sốt. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị triệu chứng cho trẻ.

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 642
  • Trong tuần: 5 185
  • Tất cả: 1020717

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com