image banner
Tăng cường phòng chống bệnh viêm màng não mô cầu
Trước tình hình Việt Nam có 02 trường hợp mắc bệnh viêm màng não mô cầu tại tỉnh Bác Kạn, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu nghị giám sát, phát hiện sớm các ca mắc bệnh viêm màng não mô cầu mới trong khu vực xảy ra ổ dịch. Đồng thời, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương cũng ra công văn yêu cầu các tỉnh thành tăng cường truyền thông phòng chống căn bệnh này.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc. Ngày nay, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong từ 5% đến 15%.

Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não tuỷ cấp có mủ, nhiễm vi khuẩn huyết do não mô cầu (meningococcemia), viêm khớp do não mô cầu, viêm màng trong tim do não mô cầu. Ngoài ra, có nhiều người bị nhiễm não mô cầu nhưng chỉ có sốt và/hoặc viêm mũi họng. Ở nơi có bệnh lưu hành địa phương, số người bị nhiễm não mô cầu ở hầu, họng mà không có triệu chứng lâm sàng chiếm từ 5%-10%. Thể nhiễm khuẩn không có triệu chứng thường hay gặp trong các vụ dịch và đó là nguồn lây truyền dịch rất quan trọng trong cộng đồng.

 Bệnh viêm màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Việt Nam có bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi.. Bệnh thường tản phát lẫn trong hội chứng viêm màng não mủ và đã xảy ra dịch ở nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là ở miền núi. Theo số liệu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tỷ lệ mắc bệnh từ 1991-2000 ở Việt Nam là 2,3/ 100.000 dân và là bệnh xếp thứ 6 trong 10 bệnh truyền  nhiễm có tỷ lệ chết cao nhất (0,03/100.000 dân). Bệnh viêm màng não do não mô cầu xuất hiện tản phát trong suốt năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân, nhất là ở các xã vùng núi biên giới. Nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất. 

Bệnh viêm não cấp do rất nhiều loại vi rút, siêu vi trùng, vi trùng gây ra. Các loại thuốc hiện nay chỉ có tác dụng với một vài loại vi rút, nhiều loại vi rút gây viêm não vẫn chưa tìm được thuốc điều trị. Quá trình điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị các triệu chứng và nâng cao thể trạng bệnh nhi.

Một số bệnh viêm não cấp ở trẻ em hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh như vắc xin viêm não Nhật Bản, nhưng bệnh viêm não do vi rút đường ruột vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do biến chứng của các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, quai bị... nên rất khó có thể lường trước.

Trước tình hình bệnh viêm màng não mô cầu có thể lây lan và bùng phát thành dịch, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương ban hành công văn 336/GDSKTW với nội dung yêu cầu ngành y tế các tỉnh thành tang cường công tác truyền thông với nội dung cụ thể như sau:

Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền về các biện pháp dự phòng bệnh do não mô cầu. Tập trung tuyên truyền về nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu phát hiện bệnh sớm, theo dõi các dấu hiệu chuyển nặng để kịp thời chuyển đến cơ sở y tế, không tự ý điều trị tại nhà.

Tập trung tuyên truyền vào nhóm các đối tượng có nguy cơ cao như có trẻ nhỏ 3-5 tuổi, người sống trong môi trường đông đúc, trực tiếp chăm sóc các ca bệnh.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền trên nền tảng số, trang thông tin điện tử, mạng xã hội … về tình hình và biện pháp phòng chống bệnh. Tại các cơ sở y tế cần tổ chức truyền thông phù hợp đến bệnh nhân và thân nhân người bệnh về cách chăm sóc tại nhà, biện pháp cách ly, phòng bệnh, dấu hiệu chuyển nặng…

Minh Anh
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 31
  • Hôm nay: 722
  • Trong tuần: 5 265
  • Tất cả: 1020797

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com