image banner
CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG
Để những người có nguy cơ cao mắc HIV được tiếp cận với dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PreP) thì vai trò của các nhóm tiếp cận cộng đồng (CBO) là rất quan trọng.Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đang củng cố và phát triển mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng tại các huyện, thành phố.

Nhân viên tiếp cận cồng đồng (CBO) kết nối cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua mạng xã hội

Tại Cà Mau, dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep) được triển khai từ năm 2020, đã có nhiều khách hàng tiếp cận với dịch vụ phòng HIV hiệu quả. Mạng lưới tiếp cận cộng đồng toàn tỉnh hiện nay có 66 người, hoạt động ở 2 nhóm chính gồm: Nhóm tiếp cận cộng đồng ma túy và nhóm tiếp cận cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới. Các nhóm tiếp cận cộng đồng thực hiện nhiệm vụ tiếp cận, truyền thông về phòng, chống HIV, cung cấp các dịch vụ giảm tác hại như: Bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm cho người có nguy cơ cao. Kết nối và chuyển khách hàng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (Prep). Anh Phan Hoàng Thức, nhân viên tiếp cận cộng đồng thành phố Cà Mau nói “Tôi tham gia hoạt động nhóm tiếp cận cộng đồng từ năm 2022, cách tiếp cận khách hàng là đăng tải các bài quảng cáo, thông tin về các dịch vụ trên Zalo, Facebook và ứng dụng kết nối Blued. Từ đó khách hàng thấy là liên hệ để được tư vấn, thông qua việc chia sẻ, tư vấn cụ thể mà nhiều khách hàng nhóm nguy cơ cao đã tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV”. Chị Bùi Thị Khéo, tham gia nhóm tiếp cận cộng đồng tại huyện Năm Căn được hơn 01 năm, chị Khéo chia sẻ “Mình hoạt động tại phụ nữ của ấp, từ đó được tiếp cận với các hộ gia đình cũng như những người có nguy cơ cao mắc HIV. Qua tìm hiểu tôi thấy công việc tiếp cận cộng đồng để cung cấp các dịch vụ dự phòng HIV là rất ý nghĩa nên tham gia. Thời gian qua tôi đã tiếp cận nhiều khách hàng, tư vấn và chuyển họ lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau để sử dụng PreP”. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người có nguy cơ cao mà mình khó tiếp cận vì họ mặc cảm bản thân, thông qua tập huấn kiến thức thời gian tới tối sẽ tăng cường tiếp cận để nhiều người tiếp cận với dịch vụ”.

     Các nhóm có nguy cơ cao như: Người nghiện chích ma túy, người bán dâm và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới…rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ các dịch vụ y tế. Vì vậy, ngành Y tế đã tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức cho đội ngũ tiếp cận cộng đồng. Cùng với việc đồng cảm và thấu hiểu tâm lý nên việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV được thuận tiện hơn. Tỷ lệ người có nguy cơ cao mắc HIV được giới thiệu và đưa đến cơ sở điều trị tăng lên. Lũy tích đến nay đã có 502 khách hàng tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PreP). Bác sĩ Đoàn Văn Nam, Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết “Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đang củng cố và tập huấn kiến thức cho đội ngũ nhân viên tiếp cận cộng đồng, làm thế nào để phát triển rộng rãi mạng lưới để ngày càng nhiều người có nguy cơ cao mắc HIV được tiếp cận với các dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hiệu quả”.

     Thông qua nhóm tiếp cận cộng đồng mà những người có nguy cơ cao được sử dụng các dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả. Trong bối cảnh HIV là thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng thì sự tham gia của nhóm tiếp cận cộng đồng là yếu tố quan trọng, giúp đẩy lùi bệnh HIV/AIDS trong thời gian tới./.
Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
  • PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU, HO GÀ
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 12
  • Hôm nay: 613
  • Trong tuần: 5 832
  • Tất cả: 987678

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com