image banner
ẨN HỌA TỪ CÁC LOẠI RƯỢU NGÂM

Hiện nay, tại nhiều hộ gia đình và cả trên thị trường xuất ngày càng nhiều các loại rượu ngâm từ rễ, thân của nhiều loại cây cỏ khác nhau, từ núi rừng đến đồng bằng... nhưng tất cả đều được quảng bâ là thảo mọc, cho đến các loại rượu ngâm bò sát, côn trùng (bọ cạp, tắc kè, rắn...) và thậm chí là ngũ tạng của các loại động vật khác nhau như: Dê, cừu, bìm bịp... Tất cả đều được quảng bá khá hấp dẫn, như có công dụng chữa bách bệnh và đặc biệt là cường dương, tráng thận, cải thiện sinh lý cho đàn ông... Giá cả thì từ “thượng vàng” cho đến “hạ cám”, sẵn sàng phục vụ cho mọi đối tượng. Về công dụng thì chưa biết thế nào, nhưng xét về mặt y học thì rõ ràng đây là vấn đề cần phải hết sức chú ý.

Lương y Trần Văn Hùng, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Cà Mau cho biết về tác hại của các loại rượu ngâm tự phát: “Sai lầm lớn nhất của nhiều người khi nghĩ rằng, việc ngâm các dược liệu hay động vật là rượu thuốc nhưng thực tế nếu là thuốc chữa bệnh thì cần phải có đơn của thầy thuốc. Nếu chúng ta dễ dãi sử dụng dược liệu mà không tính toán được liều lượng cụ thể, không biết rõ các thành phần có thể gây ra tác dụng có hại cho loại rượu này, người uống có thể gặp phải những tổn thương, nhiễm độc, ngộ độc nặng nề. Vì thực tế có nhiều người còn ngâm những loại có độc tính cao, thậm chí có cả cà độc dược… điều đó chắc chắn sẽ gây ra tình trạng loạn nhịp tim, liệt, tím tái và có thể là dẫn đến tử vong”.

Số liệu thống kê từ Khoa phòng, chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận, xử lý và cứu sống nhiều vụ ngộ thực phẩm khác nhau, trong đó có không ít trường hợp do ngộ độ rượu nghiêm trọng đã xảy ra trên địa bàn một số huyện như: Cái Nước, Đầm Dơi, U Minh... và đã có trường hợp tử vong. Qua khỏa sát thực tế cho thấy, hầu hết các loại rượu ngâm mà người dân đang sử dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đều là thông qua truyền miệng, có rất ít trường hợp được bác sĩ đông y hướng dẫn liều lượng và các loại dược thảo nào thật sự có công dụng, để tránh tình trạng bị phản ứng lẫn nhau của dược tá và các loại độc tố khác. Theo thống kê của Bộ Y tế, nguyên nhân của các vụ ngộ độc từ rượu trắng không rõ nguồn gốc, xuất xứ chiếm khoảng 42%; rượu ngâm cây "thuốc" chiếm khoảng 36%; rượu ngâm động vật và phủ tạng, như: Ong đất, tắc kè, mật động vật các loại là khoảng 10%.

Thật ra trong y học cổ truyền, nhiều loại rễ, củ cây rừng có tác dụng chữa bệnh rất tốt khi được sử dụng bởi người có kiến thức chuyên môn và sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Tuy nhiên, nếu không biết thật rõ tác dụng của từng loại rễ cây, củ cây rừng hoặc thậm chí động vật, người dân tuyệt đối không được dùng để ngâm rượu uống, hoặc chế biến làm thực phẩm. Vì nếu sử dụng không đúng cách hoặc đúng liều lượng, có thể gây độc đối với thần kinh, tim mạch, hô hấp, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Cũng theo khuyến cáo của Lương y Trần Văn Hùng: “Trên thực tế nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên lông, điều này rất nguy hiểm. Bởi với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, ếch, nhái thì trong lông và bụng của con vật này đều có chứa rất nhiều ký sinh trùng. Cho nên, việc dùng những động vật này để ngâm rượu nguyên lông nguyên cánh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các vi khuẩn và ký sinh trùng vào cơ thể”.

Các bác sĩ đông y cho rằng, muốn rượu ngâm được an toàn, thì cần phải tuân thủ 2 yếu tố. Đó là rượu phải rõ nguồn gốc, đúng độ và nguyên liệu ngâm rượu phải rõ ràng, đúng tên, đúng loại, có nguồn gốc xuất sứ, không chứa độc tố. Người dân tuyệt đối không được dùng rượu chứa cồn công nghiệp (methanol) để ngâm rượu. Đặc biệt, đối với các loại rượu ngâm từ động vật thì nhất thiết là cần phải loại bỏ các bộ phận như nội tạng, lông. Với các con vật như bìm bịp, tắc kè, cần được nướng chín trước khi ngâm rượu. Việc làm sạch không chỉ giúp an toàn vệ sinh mà còn giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh, rút ngắn thời gian ngâm để dược liệu có thể sử dụng nhanh hơn.

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 20.12.2024
  • KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SỞI
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
1 2 3 4 5  ... 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 578
  • Trong tuần: 5 678
  • Tất cả: 1051662

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Trần Hiến Khóa - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com