image banner
Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây ảnh hướng đến sự phát triển trí não của trẻ
Để trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh thì cần có các yếu tố quan trọng đó là do di truyền, do chế độ dinh dưỡng và do rèn luyện, học tập, môi trường sống. Do đó, nếu để thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì có 4 chất dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ cho trẻ. Thứ nhất là chất đạm, đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và vitamin. Khi thiếu hụt chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung và não bộ của trẻ nói riêng. Thứ hai là iốt, nếu bà mẹ trong quá trình mang thai mà thiếu iốt thì không đủ lượng iốt di chuyển qua nhau thai để đáp ứng cho sự phát triển não bộ tối ưu, hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng thiếu dẫn đến tình trạng trẻ bị bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp. Thứ ba là chất sắt, chất sắt vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và ảnh hưởng đến kết quả học tập do ngủ gật trong giờ học và thiếu oxy não. Thứ tư là chất axít béo, thành phần của não bộ chiến 60% là chất béo, DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipid chính của não. Trong thời gian mang thai người mẹ huy động 2 chất DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời tiếp tục cung cấp hai chất quan trọng này qua nguồn sữa nên việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ.

Bác sĩ Đinh Thị Nguyên, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết “Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện. Trong đó, chúng tôi đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bà mẹ sau khi sanh thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ tại các bệnh viện, trung tâm y tế có giường bệnh. Sau khi mẹ và bé đã xuất viện về địa phương thì cán bộ phụ trách dinh dưỡng tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn tiếp tục giám sát, hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cho đến 24 tháng tuổi”. Ngoài 4 chất dinh dưỡng trên thì còn nhiều vi chất dinh dưỡng khác như: Kẽm, magiê, đồng, crom, selen….cũng rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Để trẻ được khỏe mạnh và thông minh thì trước, trong thời kỳ mang thai và trong thời gian cho con bú bà mẹ cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp phát triển tốt não như: chất đạm, iốt, các axit béo (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín. Các chuyên gia dinh dinh dưỡng cũng khuyến cáo các bà mẹ nên ăn nhiều cá nhất là các loại cá có chứa nhiều axít béo, uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật như: đầu nậu nành, dầu oliu. Trong thời kỳ ăn dặm từ 7 đến 3 tuổi, trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp chất đạm, chất sắt qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt. Các axit béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín, uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iốt, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.

Vì vậy, để con được khỏe mạnh và thông minh phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần phải trang bị  trước cho mình các kiến thức về dinh dưỡng. Đến khi mang thai phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bổ sung đầy đủ và hợp lý vi chất dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt về thể lực và trí não. Kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những đứa con khỏe mạnh và thông minh.

 

 

Minh Khang
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 56
  • Trong tuần: 4 521
  • Tất cả: 848975

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com