image banner
Các yếu tố ảnh hưởng bệnh lý tim mạch
Yếu tố di truyền và bệnh lý tim mạch có sự liên quan với nhau. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố khác sẽ giúp làm giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh, kể cả khi người bệnh đã có yếu tố tiền sử gia đình.

Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là các yếu tố làm gia tăng khả năng bị mắc bệnh tim mạch. Khi một người mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ thì có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh của người đó. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim bao gồm yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi, bác sĩ La Thanh Quyền, cán bộ truyền thông, TTYT Thới Bình cho biết.

Yếu tố không thể thay đổi như về giới tính, thường thì nam giới có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn nữ giới và gặp khi còn trẻ. Nhưng đến tuổi mãn kinh thì tỷ lệ bệnh tim mạch lại tương đương nhau ở cả nam và nữ. Ở người cao tuổi, do lão hoá tự nhiên và do tim làm việc đã lâu năm nên bị yếu đi, vách tim dày hơn, động mạch bị xơ vữa nên khả năng co bóp của tim giảm. Như vậy, tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng tăng. Về di truyền, tiền sử gia đình có người thân từng mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ trước tuổi 55 (nam) và 65 (nữ) sẽ có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn những người khác.

Yếu tố có thể thay đổi bao gồm cả môi trường sống áp lực, căng thẳng kéo dài, dễ tăng huyết áp. Lượng cholesterol trong máu cao dễ dẫn đến các rối loạn mỡ máu. Lười hoạt động thể dục thể thao, thừa cân, béo phì. Chế độ ăn uống không cân đối, ít chất xơ, nhiều chất béo và cholesterol. Mắc bệnh tiểu đường dễ dẫn đến biến chứng là bệnh tim mạch. Uống nhiều rượu bia, thuốc lá…

Tuy nhiên, vẫn có thể giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bằng cách tầm soát điện tim cho bản thân và người thân trong gia đình sớm. Quan trọng là chủ động có những thay đổi tích cực đối với các yếu tố nguy cơ.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mỗi cần giữ một lối sống khỏe mạnh và khoa học. Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim thì nên duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh, chế độ ăn cân bằng hợp lý. Nên ăn ngũ cốc nguyên cám, các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vi lượng (chuối, cam, quýt, dưa đỏ), đậu nành, trà xanh, các loại nấm, cá... Và luôn lưu ý kiểm soát chất béo, hàm lượng calo, cholesterol trong mỗi khẩu phần ăn. Tránh ăn một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên dầu mỡ, thức uống có ga, chất kích thích. Đặc biệt là cắt giảm phần lớn lượng muối và đường tiêu thụ mỗi ngày.

Bên cạnh chế độ ăn uống, thì việc tập thể dục đều đặn cũng rất cần thiết để phòng tránh các bệnh về tim mạch. Tập luyện thể thể thao thích hợp phù hợp với sở thích và khả năng của mình như đi bộ, yoga, bơi lội, bóng bàn, cầu lông... Càng giữ lối sống khỏe mạnh và khoa học thì càng giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch đáng kể, bất kể có thừa kế di truyền mắc các bệnh tim mạch hay không, bác sĩ Quyền thông tin thêm.

Với những người có di truyền bệnh tim mạch nên bình tĩnh, duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh. Từ đó cần biết phòng tránh các căn bệnh về tim mạch cũng như tiểu đường, béo phì, huyết áp cao. Khả năng bị bệnh tim mạch của thế hệ sau rơi vào khoảng 40-60% nên hi vọng một cuộc sống như người bình thường của những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch là hoàn toàn có thể. Bình tĩnh, lạc quan luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh và chữa bệnh, đặc biệt là tim mạch.

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần sớm chủ động điều trị và phòng ngừa. Vì vậy, khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường hoặc biết tiền sử gia đình có người mắc bệnh, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

 

Kim Nguyên
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  • Phóng chống tác hại của thuốc lá
  • PHONG CHONG TAC HAI THUOC LA
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 441
  • Trong tuần: 4 295
  • Tất cả: 824495

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com