image banner
CUỘC CHIẾN” SINH TỬ ĐƠN ĐỘC

Đã hơn một năm, kể từ ngày phát hiện mang trong mình căn bệnh nan y, căn bệnh ung thư buồng trứng quái ác. Bà Trần Lệ Hồng (tên nhân vật được thay đổi), 68 tuổi, ngụ ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời vẫn chưa hết bàng hoàng. Bởi từ nhỏ đến gần cuối đời, bà ít khi phải đi bác sĩ để thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Thi thoảng bà chỉ bị đau đầu, sốt, chóng mặt, sụt cân… nói chung, sức khỏe của bà không có biểu hiện gì là nghiêm trọng và bà chỉ cần uống vài liều thuốc tự mua là xong. Nhưng càng về sau này, các cơn đau nhứt ở vùng bụng, ở các khớp xương trong người bà ngày càng thêm trầm trọng hơn, các loại thuốc thông dụng kể cả được bác sĩ kê toa cũng không có kết quả.

Thế rồi, trong một lần tình cờ bà Hồng kết hợp với người thân trong gia đình, đi kiển tra sức khỏe tại Bệnh viện Y dược thành phố Hồ Chí Minh, bà được các bác sĩ nghi ngờ khối u trong vùng bụng. Sau khi thực hiện các mẫu sinh thiết cần thiết, bác sĩ kết luận bà bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 (giai đoạn di căn). Hoang mang, suy sụp tinh thần… là những trạng thái đầu tiên khi đón nhận hung tin mình đang mắc phải căn bệnh nan y ở vào giai đoạn gần như vô phương cứu chữa, càng làm cho thể trạng của bà vốn dĩ đã mất khả năng đề kháng với bệnh tật, lại càng sa sút nhanh hơn. Tuy nhiên, bà Hồng đã được người thân, gia đình và các bác sĩ chuyên khoa ung bướu kịp thời động viên, chia sẻ nên bà đã chấp nhận điều trị theo phát đồ. Do cơ địa đáp ứng được với các phản ứng phụ của hóa chất và thuốc đặc trị ung thư, kết hợp với sự chăm sóc tận tình, chu đáo trước sự thương yêu của người thân và gia đình, nên đến nay bà Trần Lệ Hồng cơ bản vẫn khỏe mạnh.

Bà Trần Lệ Hồng bọc bạch: “Biết mình chẳng sống được bao lâu, nên cho dù có tích cực điều trị đến đâu thì cũng chỉ tốn thêm tiền bạc của gia đình. Số tiền đó, tôi định để dành lại cho con. Nhưng do có nhiều người động viên, nên tôi nghe theo. Đên nay tôi thấy sức khỏe của mình cũng tạm ổn”.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng căn bệnh ung thư một khi đã được phát hiện muộn thì tỷ lệ thành công và cơ hội kéo dài sự sống là rất thấp. Sau thời gian di căn (từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 4), phần lớn thuốc điều trị ung thư, phương pháp xạ trị và cả hóa trị thường là cơ thể không còn khả năng đáp ứng được. Ở giai đoạn này phần lớn chỉ là điều trị chăm sóc giảm nhẹ. Sự sẻ chia tình cảm, động viên của người thân có tác dụng như một liều thuốc hỗ trợ tinh thần để người bệnh lạc quan hơn và kéo dài sự sống, nhưng về nổi đau thể xác, nhất là khi căn bệnh đã ở vào giai đoạn cuối thì chỉ có người bệnh với ý chí tự đấu tranh của mình, để cố gắng vượt qua nổi đau của bệnh tật, kéo dài sự sống mà thôi. Đây được xem như là “cuộc chiến” sinh tử đơn độc.

Theo bác sĩ Tiến sĩ, bác sĩ Tô Minh Nghị, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho biết: “Trong điều trị ung thư, nhiệm vụ quan trọng nhất là khi xác định chính xác giai đoạn bệnh để có thể áp dụng các liệu trình khác nhau. Do vậy, nếu người bệnh bỏ lỡ thời gian vàng, thì việc điều trị khỏi là vô cùng khó khăn, nó sẽ ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của bệnh nhân. Cụ thể như đối với ung thư buồng trứng, nếu được chữa trị ở vào giai đoạn sớm, thì tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 95% thậm chí là 98%. Nhưng nếu phát hiện ở vào giai đoạn muộn, thì tỷ lệ này chỉ còn chưa tới 20%. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân và gia đình nên thật sự bình tĩnh, cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa đang trực tiếp điều trị để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của căn bệnh, mà đưa ra các tiên lượng hợp lý và các liệu pháp điều trị đạt kết quả cao nhất có thể”.

Có thể nói, nguyên nhân chính xác để gây nên căn bệnh ung thư hiện nay, hầu hết là chưa tìm đúng được nguyên nhân. Tuy vậy, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ đặc biết giữa ung thư và các thay đổi gen trong tế bào. Nói chung, ung thư được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân và quá trình này thường là kéo dài trong nhiều năm trước khi hình thành nên khối ác tính. Cho dù thế nào, khi đã mắc ung thư thì chỉ có người bệnh là người trực tiếp phải chịu đựng nhiều nhất vê nổi đau thể xác lẫn tinh thần, họ đã phải tự “chiến đấu” một mình với bệnh tật, vì cuộc chiến đó sẽ không có đồng đội.

Vì hế, để cho “cuộc chiến” đó không bao giờ xảy ra, tốt nhất là nên dành thời gian cho việc thường xuyên tầm soát bệnh ung thư, để từ đó có giải pháp can thiệp kịp thời nếu có các dấu hiệu nghi ngờ.   

Phương Vũ
Video truyền thông
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
  • KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM HIV ONLINE
  • NHẬN BIẾT SỚM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
  • THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 74
  • Trong tuần: 4 334
  • Tất cả: 970054

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com