image banner
Bệnh sốt xuất huyết: Dấu hiệu nhận biết và con đường lây nhiễm
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue truyền từ muỗi vằn. Mỗi năm, trên thế giới có hàng triệu ca nhiễm virus Dengue. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển biến thành sốt xuất huyết Dengue gây chảy máu nghiêm trọng, giảm huyết áp đột ngột và thậm chí dẫn đến tử vong.

Thực tế, virus gây bệnh được truyền theo 3 đường chính gồm:

Lây nhiễm từ muỗi sang người

Muỗi Aedes aegypti nhiễm bệnh và cắn người khỏe mạnh sẽ truyền virus Dengue sang người đó. Sau khi truyền nhiễm bệnh, muỗi vẫn có khả năng lây lan virus cho những người khác.

Lây nhiễm từ người sang muỗi

Muỗi có thể nhiễm bệnh sau khi đốt người mắc virus Dengue. Đây có thể là những người có triệu chứng sốt xuất huyết, chưa có dấu hiệu hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.

Thời gian lây truyền virus sang muỗi có thể diễn ra 2 ngày trước khi người bệnh có các dấu hiệu sốt xuất huyết và kéo dài đến 2 ngày sau khi hết sốt.

Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm

Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm virus nếu được truyền máu của người mắc bệnh hoặc dùng chung kim tiêm với họ. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường ít phổ biến hơn so với lây qua đường muỗi đốt.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Nhiều người, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, có thể không có bất cứ biểu hiện sốt xuất huyết nào nếu bệnh nhẹ. Các triệu chứng thường xảy ra sau khi muỗi đốt từ 4-7 ngày.

Bệnh thường gây sốt cao (39-40ºC) kèm với các triệu chứng sau đây: Đau đầu. Đau xương khớp. Buồn nôn. Nôn. Đau hốc mắt. Sưng các tuyến. Phát ban

Hầu hết người bệnh sẽ phục hồi trong vòng một tuần hoặc hơn. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, các dấu hiệu bệnh có thể xấu đi, thậm chí đe dọa tính mạng. Lúc này, mạch máu sẽ bị tổn thương và rỉ ra. Số lượng tế bào hình thành cục máu đông trong máu (tiểu cầu) giảm. Điều này sẽ gây ra sốt xuất huyết Dengue, một tình trạng nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Các triệu chứng của tình trạng này gồm: Đau bụng dữ dội; Nôn kéo dài; Chảy máu ở nướu hoặc mũi; Máu trong nước tiều, phân hoặc chất nôn; Chảy máu dưới da, có thể trông giống bầm tím; Khó thở hoặc thở nhanh; Da lạnh và ẩm; Mệt mỏi; Khó chịu và buồn chồn

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có các dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như đau bụng dữ dội, nôn, khó thở, chảy máu nướu hoặc mũi, máu trong phân hoặc chất nôn.

 

 

Dương Tú
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 7
  • Hôm nay: 273
  • Trong tuần: 5 098
  • Tất cả: 850006

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com