image banner
CẢNH GIÁC VỚI NGUỒN LÂY CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Bệnh tay chân miệng có nguồn lây nhiễm thông qua hệ tiêu hóa, hay từ tuyến nước bọt hoặc từ phân của người bị nhiễm bệnh do một loại virus đường ruột gây ra. Đối tượng lây bệnh chủ yếu là trẻ nhỏ, do trẻ có sức đề kháng yếu. Vì thế, ở những nơi có mật độ tập trung trẻ đông như: Trường mẫu giáo, bệnh viện, khu vui chơi dành cho trẻ nhỏ… sẽ là môi trường lý tưởng để bệnh tay chân miệng phát triển, thậm chí có thể sẽ trở thành dịch lây lan trong cộng đồng.

Theo các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết ở giai đoạn chuyển mùa chính là điều kiện thuận lợi để cho dịch bệnh có thể bùng phát, nếu công tác vệ sinh phòng bệnh trong cộng đồng không được chú trọng đúng mức và công tác kiểm soát dịch bệnh chưa được thực hiện triệt để, kịp thời. Bác sĩ Nguyễn Văn Đọc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế Quốc tế - Kí sinh trùng côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, thì bệnh tay chân miệng mặc dù xuất hiện trong cộng đồng quanh năm, nhưng cao điểm thường là rơi vào giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm. Các biểu hiện dễ nhận biết của căn bệnh này là vùng da của bệnh nhân luôn bị tổn thương (sưng tấy, bong tróc…). Ngoài ra, ở vùng niêm mạc thường thấy dạng bọng nước, nhiều nhất là ở quanh miệng hay trong lòng bàn tay, bàn chân.

Chị Lâm Thúy Kiều, ngụ ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước có bé gái 7 tuổi bị mắc bệnh tay chân miệng, đang được điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau cho biết: “Lúc đầu thấy bé bị nổi mụn nước trong lòng bàn tay, bàn chân, rồi sau đó là quanh miệng. Do thường xuyên được cán bộ y tế cơ sở hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ như: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi… nên tôi biết con tôi đã mắc phải bệnh tay chân miệng và đưa bé đến Bệnh viện Sản - Nhi để được điều trị. Sau một tuần đến nay con tôi đã khỏe nhiều, bác sĩ cho biết chuẩn bị làm thủ tục cho bé xuất viện”.

Điều đáng lưu ý là virus tay chận miệng không chỉ gây bệnh chủ yếu cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, mà ngay cả người lớn cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này. Tuy nguy cơ có thể thấp hơn, do khả năng miễn dịch của người lớn tốt hơn so với trẻ nhỏ. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, tính từ đầu năm đến cuối tháng 6 năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra hơn 630 trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số đáng báo động. Mặc dù virus tay chân miệng có thể sẽ bị diệt ở nhiệt độ cao trên 30 phút hoặc ở mức âm 40 độ. Song những biến chứng về hệ thần kinh của căn bệnh này là điều hết sức đáng lo ngại. Ví dụ như: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tùy. Với các biểu hiện đặc trưng là rung giật cơ; yếu liệt chi; liệt dây thần kinh sọ não; khi đi loạng choạng, mắt nhìn ngược thậm chí nếu nặng hơn, người bệnh có thể là bị hôn mê kèm theo là suy hô hấp, suy tuần hoàn…

Bác sĩ Nguyễn Văn Đọc, Trưởng khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế Quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết khuyến cáo: “Các bậc cha mẹ cần chú ý, đa số khi mắc bệnh trẻ chỉ bị sốt nhẹ ở mức từ 37 - 380C. Trường hợp trẻ sốt cao hơn có thể lên tới 39 - 400C liên tiếp từ 2 ngày trở lên. Giai đoạn này cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì đây rất có thể là sự biểu hiện của giai đoạn biến chứng nghiêm trọng. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để cân bằng điện giải, bù lại lượng nước bị mất đi khi trẻ bị sốt, bị nôn ói. Tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không được cho trẻ dùng thuốc hoặc tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau khi không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị”.

Giải pháp cơ bản vẫn là nên chú ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa nói chung và nơi ngủ, nghỉ sinh hoạt, học tập của bé nói riêng; nên để riêng đồ chơi, ly chén, quần áo, khăn lau mặt… của trẻ bị nhiễm bệnh với những trẻ lành khác. Cần phơi quần áo và các vật dụng sinh hoạt khác của trẻ ngoài ánh nắng mặt trời để diệt virus gây bệnh.   

Phương Vũ
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.11.2024
  • TTND - Bác sĩ Trương Minh Thắng - Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Minh Hải - Cà Mau kể về công tác y tế trong sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954
  • Phòng chống Sốt rét
  • TẠP CHÍ YHSK 18.10.2024
  • TẠP CHÍ YHSK 20/9
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 20
  • Trong tuần: 4 728
  • Tất cả: 1029016

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com