image banner
PHÒNG BỆNH DẠI LÂY SANG NGƯỜI
Khi dịch bệnh dại trên đàn chó đang diễn biến phức tạp, số người bị chó cắn gia tăng thì nguy cơ bệnh dại lây lan sang người là rất cao.Vì vậy, Sở Y tế và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch phối hợp và triển khai quyết liệt các hoạt động tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.  

Trong 20 ổ dịch dại trên đàn chó đã ghi nhận 36 người bị chó cắn, trong đó có những trường hợp trẻ em bị chó cắn vào vị trí nguy hiểm như đầu, mặt, cổ...Khi ghi nhận ổ dịch dại cán bộ y tế địa phương đã tư vấn, hướng dẫn xử lý vết thương và tất cả những người bị chó dại cắn đã được đi tiêm huyết thanh cũng như tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Bác sĩ Đoàn Văn Nam, Phó khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết “Đến nay tỉnh Cà Mau chưa ghi nhận trường bệnh dại trên người. Tuy nhiên, vi rút dại đã lưu hành tại các địa phương, tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại bùng phát dịch dại trên đàn chó là vất cao và nguy cơ lây sang người”.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay tỉnh Cà Mau đã ghi nhận 14 người tử vong do bệnh dại, trong đó có trường hợp trẻ bị chó dại cắn mà không thông báo với gia đình để đi tiêm ngừa dẫn đến tử vong, có trường hợp tử vong khi bị chó dại cắn mà chủ quan đi điều trị bằng phương pháp dân gian và không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.  Nếu người bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn mà xử lý vết thương không đúng cách và không đi tiêm vắc xin đầy đủ thì nguy cơ bệnh dại và tử vong bất cứ lúc nào. Bác sĩ Tô Văn Lành, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời nói “Người bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương với xà phòng và nước sạch nhiều lần, sau đó dùng các dung dịch sát khuẩn, cồn để sát khuẩn vết thương, rồi đi tiêm huyết thanh và vắc xin phòng bệnh dại càng sớm càng tốt”.

    Thời gian qua, các cơ sở y tế đã phối hợp với cơ quan thú y từ tuyến tỉnh đến cơ sở, từ đó giám sát chặt chẽ và phát hiện sớm các bệnh từ động vật sang người để điều tra, xử lý ổ dịch. Tăng cường công tác giám sát, chia sẻ thông tin để có những giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả tại các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng các biện pháp phòng, chống dịch.    

     Chị Ngô Thanh Thủy, ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước nói “Nhà có nuôi con mèo, hôm trước tôi đóng cánh cửa kẹt ngay cái đuôi nó làm nó đau nên quay sang cắn vào chân tôi. Con mèo chưa có tiêm phòng bệnh dại vì nghỉ rằng nuôi trong nhà thấy nó rất hiền sẽ không cắn mình, nay nghe tình hình bệnh dại nguy hiểm nên sau khi bị mèo cắn tôi đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại ngay”.

     Bằng nhiều biện pháp tuyên truyền người dân đã dần nâng cao kiến thức phòng bệnh, những người có nguy cơ cao đã chủ động điều trị dự phòng bệnh dại bằng cách đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Trong 9 tháng năm 2023, có hơn 4.500 người đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại và hơn 120 người tiêm huyết thanh kháng dại các các cơ sở y tế. Nếu người dân quản lý và chủ động tiêm ngừa đầy đủ cho chó, mèo nuôi của mình thì công tác phòng, chống bệnh dại đạt hiệu quả.

 

anh tin bai
Minh Luân
Video truyền thông
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 19.4
  • HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24.3
  • TẠP CHÍ Y HỌC VÀ SỨC KHỎE 15.3
  • CDC TÔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2023 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2024
  • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1 2 3 4 5  ... 
image

Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 269
  • Trong tuần: 4 244
  • Tất cả: 854801

Liên hệ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Đơn vị chủ quản: Sở Y Tế Cà Mau

Chịu trách nhiệm nội dung: BSCKII Nguyễn Quan Phú - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm

Địa chỉ:Số 91, đường Lý Thường Kiệt, Phường 6, TP. Cà Mau

Điện thoại: 02903 831 009

Email: camaucdc@gmail.com